Sơ kết 3 năm thực hiện Đề án thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng

09:23 27/04/2020

Sáng 27-4, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị trực tuyến sơ kết 3 năm thực hiện Đề án thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng. Các đồng chí Lê Vĩnh Tân – Bộ trưởng Bộ Nội vụ; Mai Văn Chính – Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng dự và chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu Hải Phòng, đồng chí Nguyễn Xuân Bình – Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố chủ trì hội nghị.

Thực hiện Thông báo Kết luận số 202-TB/TW ngày 26 tháng 5 năm 2015 của Bộ Chính trị về Đề án “Thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp Vụ, cấp Sở, cấp phòng” (sau đây viết tắt là Đề án) và ý kiến của Ban Bí thư về việc triển khai thực hiện Đề án tại Công văn số 3135-CV/VPTW ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Văn phòng Trung ương Đảng; sau khi có ý kiến thống nhất của Ban Tổ chức Trung ương tại Công văn số 2499-CV/BTCTW ngày 31 tháng 3 năm 2017, Bộ Nội vụ hướng dẫn triển khai thực hiện thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp Vụ, cấp Sở, cấp phòng. Đề án được thực hiện đối với 14 cơ quan Trung ương và 22 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó có thành phố Hải Phòng.

Phó Chủ tịch thường trực UBND thành phố Nguyễn Xuân Bình chủ trì hội nghị 

Theo đó, mục đích của dự án nhằm phát hiện, thu hút, trọng dụng những người có đức, có tài, phát huy được phẩm chất, trình độ, năng lực, kinh nghiệm để đóng góp sức lực, trí tuệ cho sự phát triển bền vững của đất nước; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý cấp Vụ, cấp Sở, cấp phòng; góp phần thực hiện tốt Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Đồng thời, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh; từng bước đổi mới quy trình bổ nhiệm cán bộ, lãnh đạo, quản lý; tránh tình trạng cục bộ, khép kín trong công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý tại các Bộ, ban, ngành, địa phương.

Theo báo cáo của 14 cơ quan Trung ương thuộc diện thí điểm thực hiện Đề án, có 12 cơ quan đã tổ chức thi tuyển 29 chức danh cán bộ, lãnh đạo, quản lý cấp vụ và cấp phòng, có 42 ứng viên trúng tuyển: cấp vụ có 32 ứng viên; cấp phòng có 10 ứng viên. Tại 22 địa phương thuộc diện thí điểm thực hiện Đề án, có 17 địa phương đã tổ chức thi tuyển 86 chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp sở và cấp phòng, có 368 ứng viên trúng tuyển: cấp cơ sở có 33 ứng viên; cấp phòng có 335 ứng viên.

Thời gian qua, Bộ Nội vụ đã phối hợp chặt chẽ với Ban Tổ chức Trung ương Đảng chuẩn bị các văn bản và chỉ đạo chặt chẽ việc triển khai thực hiện Đề án; việc triển khai thực hiện Đề án ở phần lớn Cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố được chọn thí điểm được thực hiện khẩn trương, theo đúng hướng dẫn của Bộ Nội vụ và đạt kết quả; phần lớn tập thể lãnh đạo cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố được chọn thí điểm thực hiện Đề án đã quan tâm tích cực, chủ động lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Đề án đạt kết quả cao và có báo cáo việc tổ chức thực hiện và kết quả gửi đến Bộ Nội vụ.

Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thực hiện Đề án còn tồn tại một số hạn chế như: việc chuẩn bị và chỉ đạo nôi dung thi tuyển chưa đầy đủ và có những điểm chưa đầy đủ, cụ thể, rõ ràng, sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan được giao nhiệm vụ chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án có lức chưa chặt chẽ; nhiều cơ quan, đơn vị được chọn thí điểm còn lúng túng trong triển khai thực hiện, thời gian thực hiện kéo dài ảnh hưởng đến các hoạt động khác của cơ quan, đơn vị; việc thi tuyển lãnh đạo, quản lý chưa thu hút đông đảo cán bộ, công chức tham gia; việc thành lập Hội đồng thi tuyển ở một số nơi chưa hợp lý; còn lúng túng trong xử lý một số tình huống khi tổ chức thi tuyển.

Từ thực tế triển khai, Bộ Nội vụ đề xuất kiến nghị 2 nội dung gồm: Về việc triển khai thực hiện Đề án, đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định nhân rộng việc thực hiện thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý thông qua thi tuyển tại các Bộ, ngành, địa phương, trong đó xác định cụ thể tỷ lệ tối thiểu khoảng 50% vị trí lãnh đạo, quản lý khi bổ nhiệm phải thực hiện thông qua thi tuyển; Giao Bộ Nội vụ phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương sửa đổi, bổ sung một số nội dung về quy trình, thủ tục tổ chức thi tuyển lãnh đạo, quản lý theo hướng đơn giản hóa về thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng công tác thi tuyển lãnh đạo, quản lý nhà nước trong tháng 6-2020…

TB

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông