Thế giới cần vững tay chèo

03:23 04/02/2009

Sau 5 ngày làm việc, Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới 2009 (WEF) đãbế mạc ngày 1-2 tại Davos, Thụy Sĩ. Kiên định lòng tin, tăng cường hợptác, cải cách hệ thống tài chính quốc tế đã trở thành tiếng nói chungtại hội nghị lần này.
Sau 5 ngày làm việc, Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới 2009 (WEF) đãbế mạc ngày 1-2 tại Davos, Thụy Sĩ. Kiên định lòng tin, tăng cường hợptác, cải cách hệ thống tài chính quốc tế đã trở thành tiếng nói chungtại hội nghị lần này.

Các đại biểu thảo luận về cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay
Các đại biểu thảo luận về cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay

Dư luận thế giới đánh giá Hội nghị lần này của Diễn đàn Kinh tế thế giới là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong gần 40 năm thành lập của Diễn đàn. Có hơn 40 vị thủ tướng các nước đã tham dự hội nghị, tăng gấp đôi so với các năm trước. Ngoài ra, Tổng thư ký LHQ Ban Ki Mun, Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới và những người phụ trách của hơn 30 tổ chức quốc tế cũng đã tham dự hội nghị.

Hội nghị thường niên lần này đã diễn ra trong bối cảnh khủng hoảng tài chính gia tăng, các nền kinh tế chủ yếu phương Tây rơi vào suy thoái, tâm trạng bi quan không ngừng lan rộng, bởi vậy nhận được sự quan tâm rộng rãi của cộng đồng quốc tế. Hơn 2.500 đại biểu đã thảo luận rộng rãi về cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay và các vấn đề khác mang tính toàn cầu tại 220 cuộc thảo luận chuyên đề. Trong các tham luận tại diễn đàn, cụm từ "Kiên định lòng tin" gần như đều xuất hiện trong tất cả các bài tham luận.

Phát biểu tại lễ bế mạc, Giáo sư Klaus Schwab, người sáng lập (WEF) cho biết, hội nghị lần này đã phát đi một thông điệp mạnh mẽ, đó là: các nước trên thế giới cần phải đưa ra sự phản ứng nhanh chóng và hiệu quả đối với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ thập niên 30 của thế kỷ trước. Các nước cần phải bình tĩnh đối với tình hình hiện nay. Trong thời gian tới, các vấn đề như số người thất nghiệp tăng lên, doanh nghiệp phá sản cũng như số người nghèo gia tăng sẽ tiếp tục lan rộng và sâu sắc trên các mức độ.

Vì vậy, hội nghị đã thông qua mục tiêu 5 điểm: Thứ nhất, ủng hộ chính phủ các nước cũng các tổ chức quốc tế phát huy vai trò lớn lơn trong cuộc khủng hoảng. Thứ hai, coi trọng cao các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, khan hiếm nguồn nước, v.v trong khi đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính. Thứ ba, khởi động tiến trình cải cách chiến lược và cơ cấu hợp tác quốc tế sẵn có. Thứ tư, thúc đẩy doanh nghiệp trở thành thành viên có trách nhiệm của xã hội. Thứ năm, xây dựng lại lòng tin đối với kinh tế thế giới trong tương lai.

Hội nghị cũng đã tiến hành phân tích các nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay. Rất nhiều đại biểu cho rằng sự khiếm khuyết của hệ thống tài chính hiện nay là nguyên nhân quan trọng dẫn đến khủng hoảng. Họ kêu gọi tiến hành cải cách hệ thống tài chính và trật tự kinh tế hiện nay, đồng thời tăng cường giám sát quản lý quốc tế và phòng ngừa rủi ro.

Thủ tướng Anh Brao cho biết, cuộc khủng hoảng lần này chứng minh thế giới đòi hỏi một trật tự kinh tế mới. Thủ tướng Đức thì đề xuất các biện pháp cụ thể. Bà kêu gọi các nền kinh tế trong cộng đồng quốc tế khởi thảo một bản "Hiến chương kinh tế", đồng thời thành lập "Hội đồng Kinh tế" của Liên Hợp Quốc, nhằm điều phối và giải quyết các vấn đề kinh tế mang tính toàn cầu.

Về phương án kích thích kinh tế của các nước, các đại biểu dự hội nghị cơ bản đều tán thành, song bày tỏ quan tâm sâu sắc đối với các điều khoản mang đậm nét chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch trong phương án cứu trợ của một số nước. Mọi người cho rằng, thực tế chứng minh chủ nghĩa bảo hộ chẳng những không làm cho nước đó có thể tránh được khủng hoảng, mà ngược lại còn làm chậm quá trình phục hồi kinh tế.

VIỆT ANH (theo CRI Online)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông