Thế giới có 230 triệu người thất nghiệp

16:22 18/04/2011

Các chuyên gia cảnh báo mặc dù nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi nhưng thế giới vẫn đang đối mặt với cuộc khủng hoảng việc làm và bất bình đẳng về thu nhập.
Các chuyên gia cảnh báo mặc dù nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi nhưng thế giới vẫn đang đối mặt với cuộc khủng hoảng việc làm và bất bình đẳng về thu nhập.

Xếp hàng xin việc ở Mỹ
Xếp hàng xin việc ở Mỹ

Trong bài phát biểu ngày 14-4 tại Viện Brookings ở thủ đô Washington của Mỹ, Giám đốc điều hành Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) - ông Dominique Strauss Kahn nhấn mạnh tỷ lệ thất nghiệp trên thế giới đang ở mức kỷ lục. Khủng hoảng kinh tế đã làm 30 triệu người trên toàn cầu bị mất việc làm, cùng với 200 triệu người khác đang tìm việc. Đáng ngạc nhiên là hơn một nửa số người thất nghiệp lại  thuộc các nước công nghiệp phát triển và Liên minh châu Âu. Ví dụ, tỉ lệ thất nghiệp tại 16 quốc gia thuộc khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đã tăng lên mức cao lịch sử: 10,1% trong tháng 11-2010.

Số liệu thống kê của Tổ chức lao động quốc tế ILO cho biết ngoài số người thất nghiệp chính thức, thế giới còn khoảng 1,53 tỷ người đứng trước nguy cơ thất nghiệp do đang phải làm những công việc không ổn định như làm việc thời vụ hoặc tạm thời. Tại các quốc gia có mức thu nhập thấp, tác động của khủng hoảng thể hiện ở giảm giờ làm và giảm lương đối với một số ít người may mắn có việc làm.

ILO cũng ước tính rằng, số thanh niên không có việc trong năm 2010 đã tăng lên 78 triệu người, cao hơn so với mức 73,5 triệu người của thời kỳ tiền khủng hoảng. Ngoài ra, khoảng 152 triệu thanh niên, chiếm 28% tổng số lao động trẻ trên toàn thế giới, mặc dù có việc làm nhưng vẫn đang phải sống trong tình trạng nghèo đói. Họ đang phải sống trong các hộ gia đình mà mức thu nhập trung bình dưới 1,25 USD/người/ngày. ILO cho rằng, xu thế này sẽ gây ra những hệ quả nghiêm trọng đối với thanh niên. Giới trẻ sẽ mất đi niềm hy vọng có thể làm việc để tự kiếm sống một cách chính đáng.

Các nhà lãnh đạo ILO và IMF cảnh báo việc thiếu các cơ hội kinh tế ở quá nhiều nước trên thế giới có thể dẫn đến những hành động phi sản xuất, bất ổn định chính trị, thậm chí xung đột. Tăng trưởng kinh tế không tạo ra nhiều việc làm và thành quả phát triển không được phân chia rộng rãi và công bằng có nguy cơ tạo ra cuộc khủng hoảng xã hội nghiêm trọng hơn cả khủng hoảng kinh tế. Khủng hoảng việc làm còn có nguy cơ làm mất cả một thế hệ vì nó đặc biệt tác động nặng nhất đến thanh niên trong khi ở nhiều nước, sự bất bình đẳng trong thụ hưởng thành quả phát triển cũng đang ở mức kỷ lục.

Giám đốc IMF kêu gọi các nước cải tổ khu vực tài chính để tăng đầu tư vào các công ty vừa và nhỏ, động lực chủ chốt để tạo ra nhiều việc làm và thúc đẩy tăng trưởng. Các chính sách tăng trưởng cần đặc biệt hướng tới thị trường lao động, phối hợp đồng bộ với giáo dục đào tạo để lao động thất nghiệp dễ thích nghi với nền kinh tế đang thay đổi. IMF cũng đặc biệt coi trọng khía cạnh xã hội trong các chương trình tín dụng của IMF hỗ trợ các nước duy trì hệ thống an sinh xã hội cho người nghèo và hỗ trợ chia sẻ bình đẳng các thành quả phát triển.


VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông