Liên hoan Sân khấu Hà Nội mở rộng năm 2024 diễn ra từ ngày 1-9/11/2024do Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức. Tham gia Liên hoan lần này, Đoàn Chèo Hải Phòng mang đến vở diễn “Hồ Xuân Hương”.
Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ Công an, Thành ủy, UBND thành phố, trong những ngày nghỉ Tết nguyên đán Quý Mão – 2023, toàn lực lượng Công an Hải Phòng đã tập trung cao về lực lượng, phương tiện, triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, trong đó tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện Đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm ANTT tết nguyên đán Quý Mão; Kế hoạch HP-22 của CATP về tuần tra, chốt điểm, kiểm tra hành chính, vây ráp, thực hiện phòng ngừa và đấu tranh với các loại tội phạm trên địa bàn thành phố.
Chiều 26-1 (tức mồng 5 Tết Nguyên đán 2023), Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Thọ kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ khởi công dự án đầu tư xây dựng đường Đỗ Mười kéo dài đến trục Vsip và phát triển đô thị vùng phụ cận. Cùng đi có đại diện một số sở ngành và lãnh đạo UBND huyện Thủy Nguyên.
Chiều 25-1, tại trung tâm xã Lập Lễ, UBND huyện Thủy Nguyên long trọng khai mạc Lễ hội hát Đúm xuân Quý Mão 2023.
Trong những ngày đầu xuân mới Quý Mão 2023, Bảo tàng thành phố từ mùng 2 đến mùng 4 Tết đã đón gần 1.000 khách đến tham quan.
Sáng 25-1 (tức mồng 4 tháng Giêng năm Quý Mão), tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ở xã Lý Học (huyện Vĩnh Bảo), Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Vĩnh Bảo long trọng tổ chức lễ khai bút đầu Xuân.
Nguyễn Bỉnh Khiêm - Trạng nguyên, nhà thơ, nhà giáo, nhà đạo đức, nhà tư tưởng, nhà tiên tri, triết gia, chiến lược gia thời Mạc, quê ở làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương; nay là xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Ông được đánh giá là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ XVI. La sơn phu tử Nguyễn Thiếp - danh sĩ thời Hậu Lê và Tây Sơn ca ngợi Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có tài "huyền cơ tham tạo hóa" (mưu cơ thâm kín can dự cả vào công việc của tạo hóa) hay "phiến ngữ toàn tam tính" (một lời ngắn gọn mà bảo toàn cho cả ba họ Mạc, Trịnh, Nguyễn). Nguyễn Bỉnh Khiêm đã để lại cho hậu thế di sản thơ phú, bi ký, sấm ký đồ sộ, trong đó có rất nhiều bài thơ chữ Hán và chữ Nôm hay về mùa xuân.
“Hải Phòng bây giờ khác quá!”, những ai đi xa có dịp trở lại thành phố biển mỗi dịp Tết đến Xuân về này đều có chung một cảm nhận như vậy. Trên khắp đô thị, những công trình mới san sát mọc lên, đời sống người dân ngày càng thay da đổi thịt, hòa chung cùng nhịp sống nơi thị thành trẻ nhưng không có sự xô bồ, ồn ào như vẫn thấy. Vẫn là một Hải Phòng nhẹ nhàng, yên bình và đi lên theo cách riêng của mình. Để rồi hôm nay, trong ký ức của nhiều người, sức mạnh của sự đồng lòng, đồng thuận như càng khẳng định thêm, không có việc gì khó mà không thể làm được.
Từ xưa, người Việt luôn quan niệm: Tết là đoàn viên, là… ăn Tết. Tuy nhiên, giờ đây không còn là… ăn Tết, một xu hướng mới đang dần lên ngôi: “Chơi Tết”.
Dự kiến ban đầu, chương trình “Cầu nối yêu thương” của Công ty CP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong thực hiện trong 5 năm (từ tháng 10-2017 đến tháng 10-2022), với mục tiêu xây dựng 60 cây cầu dân sinh. Nhưng hiện tại “Cầu nối yêu thương” đã đi qua chặng đường hơn 5 năm và đã có 100 cây cầu được xây dựng trên mọi miền tổ quốc, từ Bắc tới Nam. Những con số trên chỉ mất vài phút thống kê nhưng chứa đựng biết bao suy tư, trăn trở và cả tình cảm của cán bộ, công nhân viên Công ty Nhựa Tiền Phong trong đó…
Cuối thế kỷ 19, người Pháp cho khai tạo vùng cửa Ninh Hải ở sông Cấm, lập thành cảng biển và một thành phố thuộc diện lớn nhất Đông Dương thời đó. Thành phố ấy mang tên Hải Phòng, tính đến nay đã bước sang tuổi 135.
Hải Phòng vốn là đô thị cũ, hình thành từ thời Pháp thuộc. Qua biến động của lịch sử, chiến tranh tàn phá..., thành phố Cảng bao thập kỷ như chìm trong “giấc ngủ đông”. Nhưng chỉ sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX), đô thị Hải Phòng đã bừng lên một diện mạo mới khác hẳn của một thành phố xanh, văn minh, hiện đại. Theo đó, không gian nội đô được mở rộng với 3 quận: Hải An, Đồ Sơn và Dương Kinh; diện tích đất đô thị tăng gần 5 lần (từ 2.748ha lên 13.743ha) cùng tỷ lệ dân tăng lên gần một triệu người, chiếm gần 50% tổng dân số. Kết quả này được Bộ Chính trị ghi nhận, đánh giá cao và tiếp tục ban hành Nghị quyết 45-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Giải bóng đá vô địch các CLB thành phố cúp Chuyên đề An ninh Hải Phòng- Nhựa Tiền Phong lần thứ 21, năm 2022 do Sở Văn hóa và Thể thao, Công an thành phố Hải Phòng, Liên đoàn Bóng đá Hải Phòng phối hợp tổ chức. Qua 21 năm tổ chức, giải có quy mô ngày càng chuyên nghiệp, quy tụ những CLB bóng đá phong trào mạnh nhất trên địa bàn thành phố cùng nhau tranh tài…
Cuộc thi viết trên Chuyên đề An ninh Hải Phòng “Khi dân khó - Có Công an” năm 2022 vừa được CATP tổ chức tổng kết, trao giải. Đây là năm thứ 5 liên tiếp, CATP phát động các cuộc thi viết trên An ninh Hải Phòng thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng ủy, Giám đốc CATP trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, chiến sỹ (CBCS) hướng tới xây dựng lực lượng CATP Cảng chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; hết mình vì Nhân dân phục vụ.
Chợ Giải họp tại khu vực đền Hà Đới (xã Tiên Thanh, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng) là phiên chợ cầu may chỉ họp một phiên vào sáng mùng 2 tết Nguyên đán. Chợ thường họp ở khoảng sân trước và khu đường bao quanh đền Hà Đới, một trong ngũ linh từ của huyện Tiên Lãng. Đây là phiên chợ chủ yếu mang ý nghĩa tâm linh đối với người dân khu vực bởi ai tới chợ cũng muốn mua bán cầu may đầu xuân.
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống ngành Tổ chức xây dựng Đảng (14/10/1930 - 14/10/2024)
Trong 2 ngày, các tổ công tác CATP giúp di chuyển tài sản 133/288 hộ dân tại Nhà A7, A8 Vạn Mỹ
Công an huyện Cát Hải tiếp tế lương thực cho các hộ gia đình bị ngập lụt, cô lập do lụt