Trung Đông, Bắc Phi thành “chảo lửa”

16:54 21/02/2011

Cuối tuần qua, Lybia cùng với Bahrain nổi lên như hai điểm nóng mới về làn sóng biểu tình tại Trung Đông kể từ khi tổng thống hai nước Tunisia và Ai Cập bị hạ bệ.
Cuối tuần qua, Lybia cùng với Bahrain nổi lên như hai điểm nóng mới về làn sóng biểu tình tại Trung Đông kể từ khi tổng thống hai nước Tunisia và Ai Cập bị hạ bệ.

Đụng độ tại thủ đô Yemen
Đụng độ tại thủ đô Yemen

Tại Bahrain, Hiệp hội hòa hợp quốc gia Hồi giáo (Al-Wefaq), nhóm đối lập chính theo dòng Hồi giáo Shi’ite, đã bác bỏ lời kêu gọi đối thoại của Quốc vương Hamad bin Isa al-Khalifa. Nhóm này, hiện giữ 18 ghế trong quốc hội gồm 40 ghế, tuyên bố rút khỏi quốc hội. Thái tử Sheikh al-Khalifa phải ra lệnh cho tất cả binh sỹ và xe quân đội rút khỏi các đường phố thủ đô.

Ngay khi quân đội rời đi, lực lượng cảnh sát chống bạo động được vũ trang mạnh đã tiếp quản Quảng trường Ngọc trai. Họ sử dụng đạn hơi cay và súng ngắn khi người biểu tình từ mọi hướng đổ về tái chiếm khu vực trung tâm thủ đô Manama này. Khi người biểu tình tỏ ra kiên quyết không chịu nhượng bộ, cảnh sát chống bạo động buộc phải rút lui trong sự hò reo của những người chống chính phủ. Họ vẫy cờ và biểu ngữ thể hiện sự thách thức đối với chính quyền.

Trong khi đó, tại Lybia, binh sĩ phải dùng súng máy và đạn hạng nặng đối phó với người biểu tình chống chính phủ tại thành phố lớn thứ hai nước này là Benghazi. Ít nhất 15 người thiệt mạng trong cuộc xung đột này. Một bác sĩ tại Benghazi mô tả thành phố “giống như địa ngục” và ông nhìn thấy nhiều người bị trúng đạn được đưa tới bệnh viện suốt cả ngày. Thống kê cho thấy, trong 5 ngày biểu tình chống chính phủ Gaddafi kể từ khi nổ ra hôm thứ tư tuần trước đã có 99 người thiệt mạng. Yêu sách của phe đối lập muốn chấm dứt 42 năm cầm quyền của đại tá Gaddafi  - lãnh đạo có thời gian cầm quyền lâu nhất thế giới Ảrập.

Tại Yemen, các cuộc xung đột giữa những người ủng hộ và phản đối chính phủ ở thủ đô Sanaa đã làm ít nhất một người thiệt mạng và ba người bị thương. Khoảng 1.000 người chống chính phủ, chủ yếu là sinh viên, tham gia cuộc biểu tình đòi Tổng thống Ali Abdullah Saleh từ chức sau 33 năm cầm quyền, trong khi khoảng 300 người trang bị dao găm, súng và dùi cui, bày tỏ sự ủng hộ đối với chính quyền.

Tại Algeria, nhà chức trách đã triển khai thêm lực lượng an ninh và xe chống bạo động trên hầu hết các đường phố ở thủ đô Alger nhằm đối phó với một cuộc biểu tình do Phong trào phối hợp quốc gia vì sự thay đổi và dân chủ (NCCD) kêu gọi tổ chức trong ngày 19-2. Khoảng 450 người biểu tình đã tìm cách vào Quảng trường 1/5 ở thủ đô Alger, song đã bị lực lượng cảnh sát giải tán, một số người bị bắt giữ.

Tại Iran, phe đối lập cũng kêu gọi biểu tình tại thủ đô Tehran và nhiều thành phố khác trong ngày 19-2 để tưởng niệm hai người biểu tình thiệt mạng một tuần trước đó. Tại Ai Cập, Hội đồng tối cao các lực lượng vũ trang cảnh báo không cho phép người dân tổ chức bất cứ cuộc bãi công hoặc biểu tình nào.

Tại Djibouti, hàng nghìn người đã biểu tình trong hai ngày 18 và 19-2 để đòi Tổng thống nước này Ismael Omar Guelleh từ chức. Những người biểu tình ném gạch đá vào cảnh sát, đốt xe cộ và đập phá nhiều đồn cảnh sát. Lực lượng an ninh đã phải dùng hơi cay để giải tán đám đông. Những người biểu tình phản đối việc tổng thống Guelleh tiến hành sửa đối hiến pháp hồi năm ngoái nhằm mở đường cho việc tiếp tục nắm quyền thêm một nhiệm kỳ nữa sau hơn 20 năm lãnh đạo đất nước.


VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông