Tự tử ở châu Á tăng do khủng hoảng tài chính

17:16 03/03/2009

Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm hàng triệu người châu Á mất việclàm. Những người nghỉ hưu và nhà đầu tư nhỏ mất hết tiền tiết kiệm docổ phiếu mất giá và sự sụp đổ các quỹ đầu tư. Tình trạng này khiến chotỷ lệ tự tử ở châu Á tăng cao.
Khủng hoảng tài chính toàn cầu đã làm hàng triệu người châu Á mất việclàm. Những người nghỉ hưu và nhà đầu tư nhỏ mất hết tiền tiết kiệm docổ phiếu mất giá và sự sụp đổ các quỹ đầu tư. Tình trạng này khiến chotỷ lệ tự tử ở châu Á tăng cao.

Khó khăn kinh tế khiến nhiều người bị stress nặng
Khó khăn kinh tế khiến nhiều người bị stress nặng

Tại Hàn Quốc, hãng xe điện ngầm Seoul Metro đã phải lắp đặt hệ thống cửa tự động tại thềm lên tàu ở mỗi ga để ngăn không cho những người "chán sống" nhảy vào con tàu đang chạy phía trước. Một quan chức giấu tên của Seoul Metro nói: "Hiện nay, số vụ nhảy vào tàu điện ngầm tăng cao hơn mức bình thường, và tôi tin điều này phản ánh bầu không khí xã hội ảm đạm. Việc lắp đặt các cửa kính tự động là cách duy nhất ngăn không cho người ta tự tử".

Theo Bộ Y tế Hàn Quốc, số người tự tử do các vấn đề về tài chính đã tăng gần gấp đôi trong năm 2008 so với năm 2007. Một quan chức cấp cao giấu tên cũng đồng ý rằng có mối liên hệ giữa những khó khăn về kinh tế và tỷ lệ tự tử cao. Các chuyên gia tiếp tục dự đoán Hàn Quốc sẽ chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái và hàng xuất khẩu sẽ bị giảm mạnh chưa từng có. Vì vậy chính phủ nước này đã lên kế hoạch tăng cường các chuyên gia y tế và trung tâm tư vấn nhằm cắt giảm 20% tỷ lệ tự tử vào năm 2013.

Trong khi đó ở Nhật Bản, khoảng 500.000 công nhân hợp đồng sẽ bị sa thải trong vòng 6 tháng. Trung tâm công nghiệp Aichi ở miền trung nước này đang chịu ảnh hưởng nặng nề. Một quan chức ở Aichi nói số lượng người tới các trung tâm tư vấn sức khoẻ tinh thần tăng gần 15% trong tháng 12-2008. Hồi năm 1990, khi suy thoái diễn ra dữ dội ở Nhật Bản, tỷ lệ tự tử ở tăng rất cao và người ta lo lắng điều này sẽ lặp lại trong năm nay. Được biết năm ngoái có 32.194 người Nhật tự tử.

Tổ chức y tế thế giới cho hay mỗi năm có khoảng một triệu người tự tử. Con số này đã  tăng 60% trong 45 năm qua và 90% những vụ đó có liên quan đến tình trạng chán nản và lạm dụng thuốc. Theo thống kê, kể từ năm 1998, mỗi năm có hơn 30.000 người Nhật tự tử, tức là cứ 100.000 người chết thì có 24 người chết vì tự tử, chiếm tỉ  lệ cao thứ hai trong số các nước kinh tế phát triển. Tỉ lệ cao nhất là 24,8 ở Hàn Quốc, 21,3 ở Bỉ, 20,35 ở Phần Lan và 11,1 ở Mỹ.

Tại Hồng Kông, số lượng người tuyệt vọng vì khủng hoảng kinh tế cũng đang gia tăng. Bà Chan Kiu-hung đã nghĩ đến chuyện "chết quách đi" vì khoản tiền tiết kiệm cả đời của bà đã bị tan biến khi hệ thống ngân hàng Lehman Brothers (Mỹ) sụp đổ. Bà mếu máo: "Tôi rất tuyệt vọng, mất đi hết niềm tin và không thể ngủ được. Thế là mất hết rồi, thật là đau đớn quá". Hiện bà Chan phải đi làm ôsin, còn chồng bà xin được chân đứng gác ở thang máy.

Chuyên gia về bệnh tâm thần Paul Yip ở Hồng Kông cho hay từ nhiều tháng nay, số bệnh nhân tâm thần liên quan đến khủng hoảng kinh tế tới phòng khám của ông điều trị đã tăng đột ngột. Ông nói: "Việc làm là rất quan trọng đối với người châu Á vì nó bảo đảm đời sống vật chất và danh dự của mỗi người. Mất việc làm là bị "mất mặt", bị sỉ nhục. Cơn ác mộng này thật là lớn, có thể dẫn đến tuyệt vọng".

Trung tâm tư vấn gia đình Caritas ở Hồng Kông cho biết trong số 2.301 bệnh nhân mà họ điều trị từ giữa tháng 20-2008 đến nay có 8% xuất hiện ý nghĩ tự tử. Hầu hết họ là người trung niên, vì vậy họ không thể kiếm lại được khoản tiền đã mất. Vì vậy họ mất ngủ liên miên, thấy bất an và không biết điều gì sẽ xảy ra trong tương lai.

Được biết, kể từ tháng 10 năm ngoái, chính quyền Hồng Kông đã mở những đường dây nóng để giúp đỡ những người chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính. Tháng này, Hồng Kông cũng đưa vào hoạt động phòng khám dành cho những người bị trầm cảm vì khó khăn kinh tế. Nhiều cặp vợ chồng đã xảy ra tình trạng cãi vã vì thu nhập giảm hoặc một trong hai người bị mất việc làm. Và họ rất cần được tư vấn đúng lúc trước khi đưa ra quyết định sai lầm.

VIỆT ANH (theo Reuters)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông