Tướng cao cấp nhất của Mỹ tới Philippines

15:49 05/06/2012

Vị tướng chỉ huy cấp cao nhất của quân đội Mỹ, Chủ tịch hội đồng tham mưu liên quân Martin Dempsey đã tới Philippines để bàn về tăng hợp tác quốc phòng hai nước. Chuyến thăm diễn ra ngay sau Đối thoại Shangri-La 11 và trong bối cảnh quan hệ Philippines-Trung Quốc đang căng thẳng.
Vị tướng chỉ huy cấp cao nhất của quân đội Mỹ, Chủ tịch hội đồng tham mưu liên quân Martin Dempsey đã tới Philippines để bàn về tăng hợp tác quốc phòng hai nước. Chuyến thăm diễn ra ngay sau Đối thoại Shangri-La 11 và trong bối cảnh quan hệ Philippines-Trung Quốc đang căng thẳng.

Chủ tịch hội đồng tham mưu liên quân Mỹ Martin Dempsey
Chủ tịch hội đồng tham mưu liên quân Mỹ Martin Dempsey

Trong chuyến công du, tướng Martin (ảnh) thảo luận với người đồng cấp Phillipines là tướng Jessie Dellosa và hội kiến Tổng thống Phillipines Benigno Aquino III. Phát ngôn viên quân đội Philippines cho biết chuyến thăm và các cuộc thảo luận trong hai ngày nhằm tiếp tục thực thi Hiệp ước an ninh chung giữa Mỹ và nước chủ nhà, hai quốc gia đồng minh lâu năm. Hai bên còn được cho là “thảo luận về các vấn đề an ninh và quân sự cũng như những quan ngại chung của hai nước”. Báo Phillipines The Star dẫn lời một nguồn tin quân sự cho biết vấn đề lãnh hải có thể đã được đưa ra thảo luận. “Nhiều khả năng, nó (bãi cạn Scaborough/ Hoàng Nham) là một phần trong cuộc thảo luận”, tờ báo cho biết.

Trong khi đó, Tân Hoa xã - cơ quan ngôn luận chính thức của Trung Quốc, có bài viết cảnh cáo Mỹ không được làm “nổi sóng” ở Biển Đông. Nội dung có đoạn: “Chúng tôi khuyên một số nước nên kiềm chế, không nên can thiệp vào khu vực biển đó. Chúng tôi cũng khuyên một số nước không nên đánh cá ở khu vực đó”. Cũng theo Tân Hoa Xã, Trung Quốc luôn có “mong muốn chân thành” là biến khu vực Biển Đông “thành vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác”. Vì thế, các nước đừng cố tình làm “nổi sóng” ở Biển Đông (!?). 

Những phát biểu trên của Trung Quốc chắc chắn sẽ không xoa dịu được những quan ngại của các nước đang có tranh chấp ở Biển Đông với nước này. Lý do là, trong cuộc đối đầu mới nhất với Philippines ở Biển Đông hiện nay, Bắc Kinh đã huy động hàng chục tàu thuyền, có thời điểm lên đến 100 tàu thuyền, tới khu vực tranh chấp trong khi Philippines chỉ có 2 tàu thuyền tại đây. Chưa hết, Bắc Kinh còn thường xuyên đưa ra những lời cảnh báo, đe dọa đầy sắc lạnh đến đối phương. Cụ thể, theo AFP, Bắc Kinh quy kết các nước đang có tranh chấp là “đã đổ dầu” để nhóm lên ngọn lửa căng thẳng hiện nay trên biển Đông(!?).

Trong tình thế yếu thế hơn Trung Quốc, Manila đã tìm đến sự giúp đỡ của Mỹ. Mặc dù tuyên bố đứng trung lập trong các tranh chấp ở Biển Đông nhưng Washington đã cam kết sẽ giúp Philippines củng cố sức mạnh hải quân. Được biết, Mỹ và Philippines ký Hiệp ước phòng thủ chung năm 1951. Hiệp ước quy định hai nước sẽ quan tâm đến các vấn đề quốc phòng của nhau và sẽ bảo vệ nhau trong trường hợp một trong hai nước bị đe dọa tấn công.

VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông