Tương lai Iraq vẫn mịt mù

16:22 23/03/2009

Trong các ngày từ 19 đến 21-3, nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra tại cácthành phố của Iraq nhân dịp tròn 6 năm ngày Mỹ tấn công nước này(20-3-2003 * 20-3-2009). Không chỉ tại Iraq, hơn 150 cuộc biểu tìnhcũng diễn ra trên khắp nước Mỹ.
Trong các ngày từ 19 đến 21-3, nhiều cuộc biểu tình đã diễn ra tại cácthành phố của Iraq nhân dịp tròn 6 năm ngày Mỹ tấn công nước này(20-3-2003 * 20-3-2009). Không chỉ tại Iraq, hơn 150 cuộc biểu tìnhcũng diễn ra trên khắp nước Mỹ.

Biểu tình phản đối chiến tranh Iraq tại Long Beach, Californnia
Biểu tình phản đối chiến tranh Iraq tại Long Beach, Californnia

Tại thủ đô Washington, đoàn người biểu tình đi dọc các phố chính từ Tượng đài kỷ niệm Lincoln Memorial đến Lầu Năm góc, mang nhiều khẩu hiệu như "Chúng tôi cần việc làm và trường học chứ không cần chiến tranh", "Hãy chấm dứt chiến tranh"… Những người biểu tình cũng tức giận hô to: "Tổng thống Obama phải ngay lập tức rút hết quân Mỹ khỏi Iraq", "Hàng nghìn người Iraq đã bị giết và hàng nghìn lính Mỹ đã chết hoặc bị thương".  

Cách đây 6 năm, chính quyền Bush hân hoan khi giai đoạn đầu của chiến dịch tấn công Iraq nhanh chóng thành công, với các thành viên thuộc Sư đoàn Bộ binh số 3 tràn vào Baghdad như vào "vườn không nhà trống", tiếp theo đó Saddam Hussein cùng các quan chức dưới quyền bị lật đổ. Thế nhưng, chính sự thành công đó đã nuôi dưỡng một lòng tin sai lầm rằng "sự thay đổi chế độ" có thể được thực hiện một cách sạch sẽ gọn gàng và dầu mỏ của người Iraq sẽ nhanh chóng tuôn chảy. 

Sự thật là suốt 6 năm qua, nỗi căm thù của người Arập đối với "những kẻ chiếm đóng", cộng với hàng loạt những tính toán sai lầm của các chỉ huy liên quân và các lãnh đạo Mỹ về chiến trường Iraq đã "đổ dầu" vào chảo lửa bất ổn, tạo ra những thất bại khủng khiếp cho người Mỹ. Tính đến ngày 21-3-2009, ít nhất 4.260 lính Mỹ và 318 lính thuộc lực lượng liên quân đã thiệt mạng tại Iraq; và có ít nhất 31.102 lính bị thương tính đến ngày 28-2-2009. Ước chừng từ 91.146 đến 99.525 người Iraq đã thiệt mạng kể từ năm 2003, hơn 2 triệu người Iraq phải dời bỏ nhà cửa đi tị nạn.



Đoàn biểu tình mang theo các quan tài phủ cờ các nước liên quân


Các nhà quan sát cho rằng thiệt hại của quân đội Mỹ sẽ còn tăng ít nhất là trong 18 tháng nữa, thời điểm ông Obama rút hầu hết quân đội Mỹ khỏi Iraq. Trong khi đó, nhuệ khí binh sĩ Mỹ tham gia chiến tranh Iraq đang xuống thấp và nhiều binh sĩ gặp vấn đề về sức khỏe. Thời báo New York mới đây cho biết khoảng 20% binh sĩ Mỹ có thể bị tổn thương não do 2 cuộc chiến dai dẳng ở Iraq và Afghanistan. Lực lượng nổi dậy tại Iraq ước tính trong tháng 11-2003 có 15.000 tay súng thì đến tháng 6-2007 đã lên tới 70.000, tăng gấp hơn 4 lần.

Về tiêu hao chiến phí, theo Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ, Washington chi tổng cộng 700 tỉ USD cho cuộc chiến Iraq tính tới cuối năm tài khóa này (tháng 9-2009). Nếu cộng thêm khoản chiến phí mới đây theo đề nghị của Tổng thống Barack Obama cho tài khóa 2010 thì chi phí tổng cộng lên tới 800 tỉ USD. Còn nếu tính luôn các khoản chi "ngầm" về thay đổi vũ khí và bồi thường cho binh sĩ thì người đóng thuế Mỹ phải góp tới 2.000-3.000 tỉ USD cho cuộc chiến này. Do vậy, các chuyên gia kinh tế cho rằng tác động về mặt kinh tế sẽ lâu dài hơn cả thời gian chiến tranh.



Biểu tình phản đối chiến tranh Iraq ở thành phố Tokyo, Nhật Bản


Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi, vào ngày kỷ niệm 6 năm chiến tranh Iraq, không đề cập đến một thành tích đặc biệt nào mà cuộc đổ máu đã mang lại - cụ thể là thành lập một nền dân chủ đúng chức năng và một đồng minh Arập giữa lòng Trung Đông. Thay vào đó, bà tập trung vào phần kết thúc sắp tới của cuộc chiến. Tại cuộc họp báo trên đồi Capitol, bà Pelosi nói: "Tin tức tốt lành là tân Tổng thống đã yêu cầu chấm dứt cuộc chiến và đưa ra một khung thời gian rút binh lính của chúng ta khỏi Iraq".

Bản thân Tổng thống Obama cũng đã chúc mừng các binh sĩ Mỹ tại Trại Lejeune hôm 27-2, nhấn mạnh họ đã đạt được các mục tiêu chính: Lật đổ chế độ Saddam và cho phép thành lập một chính phủ toàn quyền ở Baghdad. Tuy nhiên, ông cũng giải thích rằng tại sao "chiến thắng" vẫn còn nằm ngoài tầm với: "Bạo lực sẽ tiếp tục là một phần đời sống ở Iraq. Có quá nhiều câu hỏi chính trị cơ bản về tương lai của Iraq chưa có lời đáp. Có quá nhiều người Iraq tiếp tục phải di dời hoặc sống trong nghèo đói".

VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông