Vấn đề gai góc của Pháp

15:28 13/09/2010

Ngay sau khi Hạ viện Pháp thông qua dự luật cải cách, các công đoàn laođộng tuyên bố sẽ tiến hành cuộc tổng bãi công vào ngày 23-9.
Ngay sau khi Hạ viện Pháp thông qua dự luật cải cách, các công đoàn laođộng tuyên bố sẽ tiến hành cuộc tổng bãi công vào ngày 23-9.

Người dân Pháp biểu tình cải cách hưu trí
Người dân Pháp biểu tình cải cách hưu trí

Hạ viện Pháp đêm 10-9 đã thông qua dự luật cải cách hệ thống hưu trí do chính phủ đề xuất, theo đó kể từ nay đến năm 2018 sẽ tăng dần độ tuổi nghỉ hưu của người lao động lên mức tối thiểu là 62 so với quy định hiện hành là 60 tuổi. Quốc hội Pháp cũng thông qua việc tăng độ tuổi nghỉ hưu tối đa, từ 65 hiện nay lên 67 tuổi. Theo luật được thông qua từ năm 1983, dưới thời Tổng thống Francois Mitterrand, tuổi nghỉ hưu tối thiểu là 60 và tối đa là 65 tuổi.

Cải cách chế độ hưu trí là một trong những ưu tiên cải cách của chính phủ Pháp. Tổng thống Nicolas Sarkozy khẳng định đây là một biện pháp nhằm đối phó với tình trạng thâm hụt ngân sách đang đe dọa tới nền kinh tế. Trong vòng hai năm qua, thâm hụt trong ngân sách hưu trí của Pháp đã tăng gấp 3 lần, lên tới 32 tỉ euro năm nay và có nguy cơ lên tới 45 tỉ euro vào năm 2020 nếu không có các biện pháp mới để giải quyết tình trạng này.

Dư luận người lao động Pháp đã không ủng hộ dự luật nói trên, bởi họ lo ngại về những ảnh hưởng tiêu cực đối với đời sống của người lao động vốn hiện rất khó khăn.Từ mấy tháng qua, các tổ chức công đoàn lớn liên tiếp phát động các đợt đấu tranh phản đối kế hoạch cải cách của chính phủ.Khoảng 2,5 triệu người đã tham gia cuộc bãi công lớn nhất trong hai ngày 6 và 7-9, khi kế hoạch cải cách được Bộ trưởng Lao động Pháp Eric Woerth thông báo trong cuộc họp với các nghiệp đoàn và đại diện giới chủ.

Ngay sáng 11-9, tất cả các tờ báo lớn ở Pháp đều có bài bình luận về quyết định của Quốc hội. Nhật báo cánh tả Libération bực dọc: "Hưu trí: Không phải là món quà". Tờ báo cánh hữu Le Figaro thì nhận định "Hưu trí: Tổng thống Sarkozy đánh cược về tính thiết thực của người dân". Nhật báo LHumanité thì cho rằng đây là một dự luật bất công cần phải được soạn thảo lại. Còn nhật báo kinh tế Les Echos chạy tít trên trang nhất "Cuộc cải cách gây sốc" và dành nhiều trang trong để phân tích tỉ mỉ.

Nhật báo LHumanité phản ứng dữ dội với bài xã luận mang tựa đề “Một sự bất công vĩ đại”. Tờ báo tố cáo kế hoạch cải cách của chính phủ Sarkozy là “thô bạo và độc đoán, một sự thụt lùi chưa từng thấy về mặt xã hội”, và nhắc lại một câu của La Fontaine “Không phải tất cả đều chết hết, nhưng tất cả đều bị ảnh hưởng”. Bài bào trên tờ LHumanité nêu ra ví dụ cụ thể: những người giàu nhất chỉ phải đóng góp vào quỹ hưu bổng có 1% thu nhập, trong khi giới công chức phải đóng 3. Cũng theo tờ báo này, việc cải cách không chỉ bất công mà còn không hiệu quả vì thế hệ cũ ngồi lại lâu hơn sẽ ngăn trở lớp trẻ bước vào đời.

Ngược lại, nhật báo cánh hữu Le Figaro cho rằng đây là “một rủi ro đã được tính toán kỹ”. Bài báo biện minh, thời đại hiện nay đầy dẫy những bất ngờ, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ hai năm qua đã trở thành ngòi nổ cho quả bom hệ thống hưu trí Pháp vì vậy cần phải hành động nhanh để tránh cho chế độ hưu bổng khỏi bị sụp đổ. Bão cũng dẫn một số nước châu Âu khác - trước tình trạng dân số lão hóa, tuổi thọ tăng lên - đều đã kéo dài độ tuổi về hưu.

VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông