Vì sao cựu Tổng thống Hàn Quốc tự sát?

17:19 25/05/2009

Bàng hoàng, đau xót và những giọt nước mắt không thể kìm giữ là tâmtrạng chung của những người dân đến viếng cựu Tổng thống Hàn Quốc RohMoo-hyun – người đã tự sát hôm 23-5 vừa qua, thọ 63 tuổi.
Bàng hoàng, đau xót và những giọt nước mắt không thể kìm giữ là tâmtrạng chung của những người dân đến viếng cựu Tổng thống Hàn Quốc RohMoo-hyun – người đã tự sát hôm 23-5 vừa qua, thọ 63 tuổi.

Người dân Hàn Quốc đau xót trước cái chết của cựu Tổng thống Roo Moo-hyun
Người dân Hàn Quốc đau xót trước cái chết của cựu Tổng thống Roo Moo-hyun

Theo báo chí Hàn Quốc, ông Roh Moo-hyun rời nhà riêng ở làng Bonghwa, cách thủ đô Seoul khoảng 400km, vào lúc 5h45 sáng 23-5 cùng vệ sĩ riêng tên là Lee Byong-chun. Người này đã thấy ông Roh có biểu hiện khác thường nên luôn giữ khoảng cách 1-2 mét bên cạnh cựu Tổng thống. Tuy nhiên, trong một tích tắc, ông Roh Moo-hyun đã đánh lạc hướng vệ sĩ và nhảy xuống từ một mỏm núi cao 30 mét lúc 6h40 sáng. Ông được nhập viện trong tình trạng bất tỉnh và đã qua đời lúc 9h30do chấn thương sọ não quá nặng.

Mỏm núi nơi cựu Tổng thống Hàn Quốc tự sát có tên là núi Chim cú. Đây là nơi có quang cảnh rất đẹp của làng quê Bonghwa thuộc tỉnh Gyeongsang Nam và là nơi ông Roh thích nhất. Có lẽ vì vậy mà ông đã chọn nơi đây để kết thúc những ngày tháng gian nan của cuộc đời mình. Cái chết đột ngột, gây sốc mạnh của nhà lãnh đạo được mệnh danh là đại diện cho tầng lớp bình dân này đã khiến gia đình, thân hữu và đặc biệt là người dân Hàn Quốc hết sức đau buồn. Từ tối 23-5, người dân Seoul đã đổ về đặt hoa viếng cựu Tổng thống ở bàn thờ dựng trước cửa Cung điện Toksoo.




Cựu Tổng thống Roh Moo-hyun qua đời trong bối cảnh ông và gia đình (gồm vợ, các con trai và cháu rể) đang bị điều tra với các buộc nhận hối lộ từ Tập đoàn Tae Kwang. Các công tố viên đã tiến hành thẩm vấn vợ, các con trai và cháu rể của ông. Họ cũng triệu tập ông Roh đến Văn phòng công tố tối cao để thẩm vấn lần một vào ngày 30-4. Trước đó, do liên quan đến vụ việc, một trợ lý thân cận của cựu Tổng thống Roh đã bị bắt giữ để phục vụ công tác điều tra.

Không chỉ triệu tập ông Roh, Viện kiểm sát tối cao Hàn Quốc còn kiến nghị bắt giam nhà cựu lãnh đạo này. Ông Roh luôn khẳng định mình không nhận hối lộ. Ông nói rằng chỉ sau khi mãn nhiệm ông mới biết việc vợ và cháu rể của ông đã vay khoản tiền bị cáo buộc nói trên (khoảng 6 triệu USD). Tháng trước, ông đã lên tiếng xin lỗi: "Tôi cảm thấy xấu hổ trước dân chúng. Tôi xin lỗi vì đã làm các vị thất vọng”.




Trong thư tuyệt mệnh để lại tại nhà riêng và được công bố một phần cho báo chí hôm thứ Bảy, ông Roh Moo-hyun viết rằng ông cảm thấy quá căng thẳng suốt nhiều tháng qua. Bức thư có đoạn “Tôi đã gây ra quãng thời gian khó khăn cho quá nhiều người. Xin đừng phẫn nộ về điều này. Cuộc sống và cái chết cũng như nhau. Hãy hỏa táng thi thể tôi và dựng một bia mộ nhỏ ở trong làng”.

Ông Roh cũng cho biết, ông cảm thấy rất có lỗi đối với con cái và những người ủng hộ ông. "Tôi mắc nợ ân tình của quá nhiều người và những nỗi đau này sẽ không thể đo đếm những ngày tới đây. Xin đừng quá đau buồn và đừng đổ lỗi cho bất cứ ai”. Cựu lãnh đạo Hàn Quốc cũng khẳng định mình hoàn toàn trong sạch về vấn đề tài chính, bất chấp những cáo buộc về tham nhũng. Ông nói lịch sử sẽ phán xét ông sau này...




Ngay trong ngày 23-5, ngay sau khi cựu Tổng thống Roh Moo-hyun qua đời, Bộ trưởng Nội vụ Hàn Quốc Kim Kyung-han cho biết cuộc điều tra tham nhũng liên quan đến ông Roh và một số người thân trong gia đình ông sẽ được "khép lại". Tuy nhiên, tuyên bố này không làm dịu đi làn sóng phẫn nộ đến từ những người ủng hộ cựu Tổng thống Roh Moo-hyun. Và hậu quả của vụ tự sát này đã đẩy chính trường Hàn Quốc vào tình trạng bất ổn sâu hơn.

Nhiều người cho rằng, chính những áp lực bên ngoài đã khiến cựu Tổng thống đưa ra một quyết định cực đoan như vậy và kêu gọi Viện Kiểm sát cũng như giới truyền thông cần nghĩ tới trách nhiệm của mình trước cái chết của ông Roh. Giới quan sát nhận xét, nếu sự giận dữ với chính phủ trở thành một làn sóng biểu tình lớn, chính phủ Hàn Quốc có thể rơi vào một cuộc khủng hoảng mới giống như khủng hoảng hồi tháng 2 năm ngoái.

Luật sư về nhân quyền Roh Moo-hyun đắc cử Tổng thống Hàn Quốc năm 2003 nhờ cương lĩnh chống tham nhũng. Ông kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 2 năm 2008. Tuy nhiên, sau khi rời chính trường, ông bị điều tra tham nhũng và trở thành vị cựu Tổng thống thứ 3 ở Hàn Quốc bị các công tố viên triệu tập để thẩm vấn. Trước đó, hai cựu Tổng thống Chun Doo-Hwan và Roh Tae-Woo bị kết án tử hình năm 1995 vì tội nhận hối lộ và làm binh biến, nhưng đều được tha bổng năm 1997.



VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông