Vì sao IAEA không bầu được tổng giám đốc?

15:25 31/03/2009

Ngày 27-3 vừa qua, cả hai ứng cử viên Nhật Bản và Nam Phi đãkhông giành đủ số phiếu cần thiết để trở thành Tổng giám đốc của Cơquan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Kếtquả này là sự chia rẽ sâu sắc giữa các nước phát triển và đang pháttriển về quyền được tiếp cận công nghệ hạt nhân.
Ngày 27-3 vừa qua, cả hai ứng cử viên Nhật Bản và Nam Phi đãkhông giành đủ số phiếu cần thiết để trở thành Tổng giám đốc của Cơquan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Kếtquả này là sự chia rẽ sâu sắc giữa các nước phát triển và đang pháttriển về quyền được tiếp cận công nghệ hạt nhân.

Ứng viên đề cử cho chức Giám đốc IAEA - Đại sứ Nhật tại IAEA Yukiya Amano (trái) và Đại sứ Nam Phi tại IAEA là Abdul Minty chào mừng nhau tại cuộc họp của IAEA (Ảnh Reuters)
Ứng viên đề cử cho chức Giám đốc IAEA - Đại sứ Nhật tại IAEA Yukiya Amano (trái) và Đại sứ Nam Phi tại IAEA là Abdul Minty chào mừng nhau tại cuộc họp của IAEA (Ảnh Reuters)

IAEA là tổ chức quốc tế thành lập ngày 29-7- 1957 với mục đích đẩy mạnh việc sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình và ngăn chặn việc sử dụng năng lượng nguyên tử trong mục đích quân sự. Người đề xuất ý tưởng thành lập tổ chức này là Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower.

IAEA hiện có 144 quốc gia thành viên, trong đó Ban giám đốc gồm 35 nước, đặt trụ sở tại Wien, thủ đô nước Áo. IAEA được giao nhiệm vụ thanh tra các vụ việc khả nghi vi phạm Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân theo sự uỷ quyền của LHQ. Sau khi có kết quả, tổ chức này báo cáo vụ việc cho HĐBA LHQ - cơ quan duy nhất có quyền đưa ra các biện pháp cưỡng chế. Năm 2005, IAEA và Giám đốc điều hành Mohammed ElBaradei được trao giải Nobel Hòa bình.

Nhiệm kỳ của Giám đốc điều hành IAEA là 4 năm. Giám đốc IAEA đương nhiệm Mohamed ElBaradei sẽ kết thúc nhiệm kỳ vào tháng 11 năm nay sau 12 năm giữ chức vụ. Người kế nhiệm ông nhất thiết phải được chọn trước tháng 6 tới. Chỉ có hai người chạy đua vào chức vụ này là Đại sứ Nhật Bản tại IAEA Yukiya Amano và người đồng cấp Nam Phi Abdul Samal Minty. Tuy nhiên, trong 5 vòng bầu chọn diễn ra ngày 26 và 27-3, đại diện của Nhật Bản nhận được nhiều phiếu bầu hơn ứng cử viên của Nam Phi, nhưng vẫn không đủ 24 phiếu - tức 2/3 số phiếu cần thiết trong Ban Giám đốc như quy định của IAEA đối với người thắng cử. 

Sự chia rẽ trong Ban giám đốc IAEA đã dẫn đến kết cục không ứng cử viên nào được chọn. Trong khi Đại sứ Nhật tại IAEA Yukiya Amano, 61 tuổi, được các nước công nghiệp ủng hộ thì đại sứ Nam Phi Abdul Samad Minty, 69 tuổi, lại được các nước đang phát triển hậu thuẫn. Đến từ Nhật Bản, ông Amano chủ trương tập trung vào việc không phổ biến công nghệ hạt nhân và đường lối này được các nước phát triển và đang mạnh về công nghệ hạt nhân ủng hộ.

Ngược lại, ông Minty nhấn mạnh đến việc chuyển giao công nghệ phát triển năng lượng hạt nhân cho các nước đang phát triển. Đại sứ Nam Phi cho rằng tất cả mọi quốc gia đều có quyền sở hữu công nghệ hạt nhân, chứ không thể có chuyện một số nước lớn đã phát triển công nghệ hạt nhân thành công rồi bây giờ lại cấm các nước khác tiếp cận. Ông Minty cũng công khai tuyên bố rằng những người luôn hành động dưới sự kiểm soát của các nước lớn không nên được bầu vào chức Tổng giám đốc IAEA.

Ngoài ra, một khác biệt rất lớn giữa hai ứng cử viên là đại sứ Yukiya Amato cho rằng vai trò của tổng giám đốc IAEA chỉ nên cưỡng bức thi hành các chính sách chứ không nên là một nhà trung gian hòa giải cho các cuộc tranh chấp quốc tế. Còn đối thủ Minty và nhóm các nước đang phát triển muốn tổng giám đốc mới IAEA phải kế thừa được lập trường độc lập của người tiền nhiệm ElBaradei hơn là một người chỉ như một phát ngôn viên cho các nước lớn. Điều này làm đại diện của các cường quốc hạt nhân bất bình và họ không bỏ phiếu cho ông Minty.

Do không ai giành được chiến thắng nên danh sách gồm 2 ứng cử viên hiện nay xem như đã bị hủy bỏ. IAEA đã gửi thông báo đến các nước thành viên IAEA vào ngày 30-3, cho phép những nước này có 28 ngày để giới thiệu ứng cử viên mới. Nhật Bản và Nam Phi có thể đề cử lại các ứng cử viên cũ nếu muốn.

Có thể nói, việc IAEA không bầu được tổng giám đốc mới cho thấy sự chia rẽ sâu sắc giữa các nước phát triển và đang phát triển về quyền được tiếp cận công nghệ hạt nhân. Mâu thuẫn này có lẽ sẽ chưa được giải quyết một khi các cường quốc còn tiếp tục cho rằng sở hữu công nghệ hạt nhân là đặc quyền của riêng mình. 

VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông