Vì sao xảy ra binh biến ở Bangladesh?

02:59 02/03/2009

Gần 100 người Bangladesh đã thiệt mạng sau khi lính biên phòng phát động cuộc nổi loạn có vũ trang ở thủ đô Dhaka. Vụ việc được cho là không mang động cơ chính trị, chỉ xuất phát từ việc tiền lương chi trả quá thấp.
Gần 100 người Bangladesh đã thiệt mạng sau khi lính biên phòng phát động cuộc nổi loạn có vũ trang ở thủ đô Dhaka. Vụ việc được cho là không mang động cơ chính trị, chỉ xuất phát từ việc tiền lương chi trả quá thấp.

Quân đội chính quy Bangladesh được triển khai tại Dhaka để đối phó với các binh sĩ bán quân sự nổi loạn - Ảnh: AP
Quân đội chính quy Bangladesh được triển khai tại Dhaka để đối phó với các binh sĩ bán quân sự nổi loạn - Ảnh: AP
Cuộc binh biến xảy ra vào sáng 25-2 khi một nhóm binh lính thuộc Đội vệ binh Bangladesh (BDR) tiến hành tấn công Sở Chỉ huy BDR và bắt giữ các sĩ quan làm con tin. Các binh sĩ nổi loạn tuyên bố, vụ binh biến nhằm phản đối việc cấp trên trả lương quá thấp cho binh sĩ. Trước đó, các binh lính đã đòi tăng lương, tăng trợ cấp lương thực và tăng thời gian nghỉ phép. Tuy nhiên, Tư lệnh BDR, Đại tá Shakil Ahmed đã từ chối các yêu cầu trên và động thái này đã châm ngòi cho vụ nổi loạn. Lực lượng nổi loạn còn đe dọa sẽ "hủy diệt mọi thứ" nếu bị quân đội tấn công…

Chính phủ buộc phải đưa quân đội tới trụ sở của BDR. Khoảng 500 binh sĩ của quân đội, hàng trăm cảnh sát và các nhân viên an ninh đã được triển khai để đối đầu với nhóm nổi loạn. Cuộc đọ súng lan ra cả các phố xung quanh, khiến ít nhất 3 thường dân và nhiều người khác bị thương. Lửa bốc lên từ trụ sở BDR và nhiều tiếng nổ lớn vang lên. Tiếng súng tạm ngớt vào cuối giờ chiều ngày 25-2 nhưng lại tăng lên sau đó. Người ta thấy phiến quân và quân chính phủ giao tranh nhiều tiếng đồng hồ.

Sau đó, đích thân nữ Thủ tướng Sheikh Hasina đã gặp 14 binh lính cầm đầu nhóm binh biến để kết thúc vụ việc. Bà Hasina đã đề nghị ân xá cho những người tham gia vào cuộc nổi loạn sau cuộc gặp kéo dài một tiếng đồng hồ tại dinh thự của bà. Các binh sỹ nổi loạn đã đồng ý buông súng sau khi bà Hasina hứa sẽ đáp ứng yêu cầu của họ. Họ đã giao nộp vũ khí cho Bộ trưởng Nội vụ trong Sở Chỉ huy BDR. Thế nhưng, có vẻ như cuộc binh biến đã lan rộng sang các thị trấn bên ngoài thủ đô Dhaka.



Đưa người bị thương đi cấp cứu - Ảnh: AP


Rạng sáng 26-2, nhiều thành viên Đội vệ binh Bangladesh (BDR) đã giành quyền kiểm soát các doanh trại tại 12 huyện biên giới. Ở một số nơi, lực lượng nổi dậy đã bắt các sĩ quan làm con tin. Tại thị trấn Satkania, một quan chức cảnh sát tên Kamrul Ahsan cho biết "giao tranh đang diễn ra ác liệt" tại một trại huấn luyện của BDR. Tại huyện Moulivibazar, một trong các chỉ huy cảnh sát kể rằng: "Họ đang xả súng bừa bãi. Một sĩ quan BDR đã phải chạy trốn khỏi doanh trại". Được biết BDR có khoảng 45.000 binh sĩ đóng quân tại 42 doanh trại trên khắp Bangladesh.

Hiện chưa có thông tin chính xác về thương vong do các cuộc nổi loạn trong ngày 25 và rạng sáng 26-2. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng luật pháp và nghị trình quốc hội của Bangladesh, khoảng 100 người đã thiệt mạng trong các đợt giao tranh. Thật khó mà giải thích tại sao ban đầu chỉ là tranh chấp về lương bổng mà lại có thể diễn tiến nhanh và đầy bạo lực như vậy. Một người lính nổi loạn cho hay bính lính buộc phải cầm vũ khí để giải quyết các vấn đề khúc mắc với chỉ huy của họ…

Hãng thông tấn PTI của Ấn Độ cho biết, hôm qua New Delhi đã phải tăng cường an ninh dọc biên giới 2 nước để bảo đảm an ninh trong trường hợp binh biến ở Bangladesh lan rộng.



VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông