Vỡ mộng mùa xuân Arập

17:06 07/12/2012

Gần hai năm trước, làn sóng biểu tình, nổi dậy ở Ai Cập đã lật đổ tổng thống Hosni Mubarak khỏi ghế quyền lực, tạo nên “mùa xuân Ai Cập” và được coi là một bộ phận rất quan trọng của cái gọi là “Mùa xuân Arập”. Tuy nhiên, giờ đây người Ai Cập lại ngao ngán đứng lên biểu tình. 
Gần hai năm trước, làn sóng biểu tình, nổi dậy ở Ai Cập đã lật đổ tổng thống Hosni Mubarak khỏi ghế quyền lực, tạo nên “mùa xuân Ai Cập” và được coi là một bộ phận rất quan trọng của cái gọi là “Mùa xuân Arập”. Tuy nhiên, giờ đây người Ai Cập lại ngao ngán đứng lên biểu tình. 

Khi tham gia vào làn sóng dân chủ đầu năm 2011, được phương Tây tung hô bằng tên gọi “Mùa xuân Ai Cập” và “Mùa xuân Arập”, người Ai Cập đã kỳ vọng một mùa xuân mới sẽ đến với đất nước sau khi chính thể của ông Mubarak bị lật đổ.Nhưng họ đã phải đối diện với một thực tế phũ phàng: Đất nước vẫn trong tình trạng rối loạn và suy thoái. Khi Tổng thống Mohamed Morsi lên nắm quyền, ông lại tìm cách xây dựng chế độ độc tài với việc tập trung mọi quyền lực về tay mình. Chính phủ Morsi giải thích sắc lệnh là để “giữ gìn thành quả của cuộc cách mạng” và đối phó với hệ thống tư pháp đầy quyền lực của Ai Cập hiện vẫn chủ yếu do các nhân vật được bổ nhiệm dưới thời tổng thống bị lật đổ Hosni Mubarak kiểm soát.

Đêm 30-11 vừa qua, 234 điều khoản của dự luật hiến pháp của Ai Cập được thông qua bởi một ủy ban lập pháp mà đa số là người Hồi giáo được triệu tập khẩn cấp. Nội dung quan trọng nhất của dự thảo hiến pháp này là trao quyền tuyệt đối cho ông Morsi. Theo kế hoạch, dự thảo sẽ được đưa ra lấy ý kiến nhân dân vào ngày 15-12 tới. Ngay lập tức, các phe phái tổ chức biểu tình phản đối chính phủ. Mặt trận cứu quốc của Ai Cập đã đưa ra ba yêu cầu đòi Tổng thống Morsi phải đáp ứng trước ngày 7-12. Ba yêu cầu gồm: lật lại vấn đề trong bản Tuyên bố Hiến pháp của tổng thống, hủy bỏ cuộc trưng cầu ý dân về Dự thảo Hiến pháp dự kiến vào ngày 15-12 tới và thành lập một hội đồng lập hiến mới để soạn thảo một hiến pháp “phản ánh” ý chí của nhân dân.

Tối 4-12, hàng trăm nghìn người đã hưởng ứng lời kêu gọi của các lực lượng chính trị, trong đó có Mặt trận cứu quốc, xuống đường biểu tình tại Quảng trường Tahrir và bên ngoài dinh tổng thống ở khu Heliopolis của thủ đô Cairo. Họ đã quyết định tiếp tục biểu tình ngồi tại hai địa điểm này cho đến khi nào những yêu cầu nói trên được thỏa mãn. Những người biểu tình đã hô vang “cút đi, cút đi” và “nói không với hiến pháp” bên ngoài phủ tổng thống. “Những cuộc tuần hành của chúng tôi là để chống lại sự độc đoán và sắc lệnh vi hiến. Chúng tôi sẽ không lùi bước nếu những yêu cầu đó chưa được đáp ứng”, Hussein Abdel Ghany, một người phát ngôn đại diện nhóm biểu tình, nói với Reuters.

Trước đó, vài trăm người đã tụ tập bên ngoài dinh thự của ông Morsi ở ngoại ô phía đông Cairo với những biểu ngữ như “Morsi độc tài” và hô to “Nhân dân muốn chấm dứt chế độ này” - câu nói từng vang lên trong phong trào chống cựu tổng thống Hosni Mubarak hai năm trước. Biểu tình còn diễn ra ở nhiều tỉnh thành khác trên toàn Ai Cập. Tại thành phố lớn thứ hai của Ai Cập, thành phố Alexandria, xảy ra đụng độ giữa người biểu tình và phe ủng hộ Tổng thống Morsi. Từ khi biểu tình bùng nổ đến nay đã có ba người thiệt mạng và hơn 600 người bị thương.

Giới quan sát nhận xét, đấu đá ở Ai Cập tất yếu xảy ra khi “mùa xuân Ai Cập”, “mùa xuân Arập” không khởi sự từ nhu cầu cách mạng chính đáng của nhân dân mà chỉ do các phe phái muốn tranh giành quyền lực khơi mào, lợi dụng nhân dân để đạt mục đích của mình. 

VA (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông