Ngày 29-7, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo các quốc gia khu vựcThái Bình Dương đang đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng là bệnh béophì.
| |
WHO cho biết có ít nhất 10 quốc đảo ở khu vực Thái Bình Dương có tỷ lệ người quá cân chiếm trên 50% dân số, thậm chí có nước lên đến 90%. Tỷ lệbéo phìcũng ở mức cao, lên tới 30% số phụ nữ ở Phigi và 80% ở đảo Xamoa của Mỹ. Tại Australia, kết quả nghiên cứu mới nhất cho thấy 1/4 dân số nước này bị quá cân. Các chuyên gia đã phân tích số liệu về trọng lượng cơ thể của 6.140 người trong độ tuổi trung niên điển hình ở Australia. Kết quả cho thấy chỉ 24,7% có cân nặng bình thường, còn 32,4% được coi là quá cân và 42,9% bị xếp vào nhóm người bị bệnh béo phì.
Tại Việt Nam, các chuyên gia ước tính cứ 100 em học sinh thì trung bình có 10,7 em béo phì. Theo số liệu công bố hồi tháng 3-2010, khoảng 10% học sinh tiểu học ở thành phố Hồ Chí Minh bị béo phì, trong khi tỷ lệ thừa cân lên đến 17%. Ở Mỹ, hiện tượng béo phì tương đối phổ biến. Giới chuyên gia ước tính khoảng 2/3 người lớn và 1/5 trẻ em Mỹ bị béo phì, dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng về mặt sức khỏe như làm tăng nguy cơ mắc những căn bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch hay ung thư. Tại một hội nghị y tế ngày 27-7, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã cảnh báo béo phì đã trở thành một vấn nạn của nền y tế quốc gia.
Tại Hàn Quốc, trong số người dân Hàn Quốc từ 19 tuổi trở lên, cứ 3 người có 1 người mắc bệnh béo phì. Nguyên nhân chính là do ăn uống nhiều, vận động ít.Kết quả điều tra bộ phận người dân từ 19 tuổi trở lên cho thấy, chỉ có khoảng 45,7% trong số này vận động bằng cách đi bộ 5 lần/tuần, mỗi lần khoảng 30 phút. Tỷ lệ này sụt giảm 29,9% so với năm 2001.Trong khi đó, thói quen ăn uống "phương Tây hóa" gia tăng cùng với số người béo phì. Hiện tỷ lệ người béo phì lên đến 31,7%, tăng 5,7% trong vòng 10 năm qua.
Theo các chuyên gia y tế của WHO, hậu quả của thừa cân, béo phì là làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính không lây như đái tháo đường, tim mạch, ung thư; làm ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và tinh thần của con người. Nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ bị thừa cân đều học kém hơn những trẻ bình thường khác, dễ bị mắc những bệnh mãn tính dẫn đến làm giảm hiệu suất lao động và chi phí chăm sóc sức khỏe gia tăng khi trưởng thành.
Ví dụ tại Australia, tình trạng béo phì đã khiến chi phí dành cho việc chăm sóc và điều trị bệnh nhân bị quá cân và mắc bệnh béo phì mỗi năm lên đến khoảng 50 tỷ USD. Trong tổng số chi phí trên, Chính phủ Australia trợ cấp khoảng 35,6 tỷ AUD, chi phí chăm sóc y tế trực tiếp và các dịch vụ khác chiếm khoảng 21 tỷ AUD. Những chi phí y tế dành cho nhóm người quá cân và béo phì bao gồm dịch vụ xe cứu thương, bệnh viện, thuốc điều trị theo đơn, thức ăn đặc biệt dành cho người béo phì và các thiết bị y tế như máy giám sát lượng đường trong máu...
Béo phì trong quy định chuẩn là trọng lượng cơ thể của một người nặng hơn 20% so với người có trọng lượng trung bình. Ngoài ra, thước đo béo phì còn đươc ấn định bằng trọng lượng mỡ chiếm từ 25 đến 30% trọng lượng cơ thể đối với phụ nữ và 18 đến 23% đối với nam giới.
VIỆT ANH (tổng hợp) |