Ấn Độ truy nã bác sĩ kinh dị

15:47 28/09/2008

Nhà chức trách Ấn Độ đã chính thức phát lệnh truy nã bác sĩAmit Kumar, biệt danh là "bác sĩ kinh dị", trên phạm vi toàn thế giớivì ông này đã lừa 500-600 nạn nhân là người lao động nghèo bán thận, hoặc lấytrộm thận của họ rồi rao bán lại cho khách hàng nước ngoài.
Nhà chức trách Ấn Độ đã chính thức phát lệnh truy nã bác sĩAmit Kumar, biệt danh là "bác sĩ kinh dị", trên phạm vi toàn thế giớivì ông này đã lừa 500-600 nạn nhân là người lao động nghèo bán thận, hoặc lấytrộm thận của họ rồi rao bán lại cho khách hàng nước ngoài.

Bắt tên bác sỹ mất nhân tính
Bắt tên bác sỹ mất nhân tính

Tuần trước, cảnh sát Ấn Độ đã phát hiện ra phòng khám bất hợp pháp của Amit Kumar tại một ngôi nhà ở Gurgaon, một đô thị vệ tinh sầm uất và giàu có của thủ đô New Delhi. Họ đã bắt 1 bác sĩ, 1 lái xe, 3 môi giới và giải cứu 5 "người hiến tạng". 3 trong số 5 "người hiến tạng" vừa mới bị cắt thận và đã được đưa đến bệnh viện. 5 người nước ngoài (2 người Mỹ gốc Ấn và 3 người Hi Lạp) được cho là khách hàng cũng bị tạm giam. Tuy nhiên, họ đã được trả tự do vì cảnh sát không có đủ chứng cứ.

Bác sĩ kinh dị Amit Kumar đã trốn thoát vì đánh hơi được chiến dịch truy quét của cảnh sát. Có thể ông này đã lẩn trốn ra nước ngoài nhờ vào sự giúp đỡ của hệ thống khách hàng nước ngoài của mình. Hình ảnh của "bác sĩ kinh dị", của em trai ông này và của hai bác sĩ khác đã được dán khắp các sân bay Ấn Độ. Cảnh sát nước này đang chuẩn bị để yêu cầu Interpol giúp đỡ phát lệnh truy nã quốc tế đối với Kumar.

Kumar đã từng bị bắt năm 1994 vì tội điều hành một phòng khám tương tự ở Bombay dưới cái tên Santosh Raut. Sau khi được bảo lãnh tự do, ông ta đã biến mất và tiếp tục hoạt động ở một số thành phố khác của Ấn Độ. Năm 2000, ông cũng bị bắt và trốn thoát tương tự. Kumar đã dùng lực lượng môi giới mồi chài những người lao động nghèo bằng những lời hứa giúp họ có công ăn việc làm với mức thu nhập khoảng 2 USD/ngày bao ăn ở. Sau đó, chúng dụ dỗ nạn nhân bán thận. Ai không chịu sẽ bị chúng cho uống thuốc và bị mổ lấy thận.

Chúng trả cho nạn nhân 50,000-100,000 rupee mỗi quả thận rồi bán cho khách hàng nước ngoài với giá 1,5-2,5 triệu USD/cái. Khách hàng thường đến từ các nước Mỹ, Anh, Canada, Ả Rập Saudi và Hi Lạp còn "người hiến thận" chủ yếu đến từ Uttar Pradesh, bang nghèo nhất và đông dân nhất Ấn Độ.

Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm buôn bán tạng người vào năm 1994. Tuy nhiên, các tổ chức phi chính phủ ước đoán mỗi năm có khoảng 2,000 quả thận được buôn bán tại nước này.



Thái Vân (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông

Liên kết hữu ích