Chuyên mục Luật Cảnh sát cơ động: Trách nhiệm, chế độ chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ Cảnh sát cơ động

19:35 03/01/2024

Điều 32, Chương IV, Luật Cảnh sát cơ động số 04/2022/QH15, được Quốc hội chính thức thông qua tại kỳ họp thứ 3, khóa XV, ngày 14-6-2022, chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2023, đã đưa ra những quy định cụ thể về “Trách nhiệm và chế độ chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ Cảnh sát cơ động”.

Theo đó, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp kịp thời cho người có thẩm quyền thông tin, tài liệu có liên đến công tác của Cảnh sát cơ động; Chấp hành quyết định, yêu cầu của Cảnh sát cơ động theo quy định tại khoản 6 Điều 10 và Điều 16 của Luật này.

Nhà nước bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ Cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và giữ bí mật thông tin khi có yêu cầu. Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ Cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn có thành tích thì được khen thưởng; bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù, bị tổn hại về danh dự, nhân phẩm thì được khôi phục; người bị thương tích, tổn hại về sức khỏe, tính mạng thì bản thân, gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

Như vậy, so với Pháp lệnh Cảnh sát cơ động, Điều 32 Luật Cảnh sát cơ động có nhiều điểm mới. Cụ thể, các khoản 1, 2 Điều này của Luật quy định cụ thể về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ Cảnh sát cơ động do đây là một trong những chủ thể thi hành Luật Cảnh sát cơ động.

Mặt khác, quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Cảnh sát cơ động có tác động liên quan trực tiếp đến cơ quan, tổ chức, cá nhân. Vì vậy, để nâng cao nhận thức cũng như trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với Cảnh sát cơ động thì việc quy định cụ thể tại Luật là cần thiết.

Cùng với đó, khoản 3 Điều này của Luật quy định Nhà nước bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ Cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và giữ bí mật thông tin khi có yêu cầu.

Đây là nội dung xác định rõ trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Quyền và lợi ích hợp pháp là những quyền, lợi ích được pháp luật ghi nhận và bảo đảm thực hiện. Việc tham gia phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân với Cảnh sát cơ động mang tính chất tự giác, tự nguyện cao.

Do đó, việc quy định trách nhiệm của Nhà nước bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp khi họ tham gia phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ Cảnh sát cơ động là một quy định hợp lý và cần thiết, giúp củng cố niềm tin, có tác dụng động viên tích cực đến cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đặc biệt, Điều này của Luật đã xác định trách nhiệm của Nhà nước trong việc giữ bí mật thông tin khi có yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình tham gia phối hợp với Cảnh sát cơ động.

Và kế thừa các quy định của Pháp lệnh Cảnh sát cơ động, khoản 4 Điều này quy định về chế độ, chính sách của Nhà nước đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp, cộng tác, hỗ trợ, giúp đỡ Cảnh sát cơ động.

Quy định này góp phần động viên, khích lệ toàn dân, toàn xã hội tham gia phối hợp với Cảnh sát cơ động và là cơ sở để triển khai áp dụng cụ thể các chế độ, chính sách cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình tham gia phối hợp, cộng tác, hỗ giúp đỡ Cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ.

Pháp lệnh Cảnh sát cơ động số 08/2013/PL-UBTVQH13 chính thức hết hiệu lực kể từ ngày 1/1/2023, khi Luật này có hiệu lực thi hành. (Hết luật).

KC

Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông

Liên kết hữu ích