15:06 25/03/2022 Lịch sử ngành Khí tượng thuỷ sản (KTTV) Việt Nam được đánh dấu từ ngày 3-10-1945 với sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành Sắc lệnh số 41 đưa Sở Thiên văn & Đài Thiên văn Phủ Liễn về trực thuộc Bộ Công chính & Giao thông với tên gọi là Sở Khí tượng, đánh dấu sự sáp nhập cơ quan KTTV thuộc về Chính phủ Việt nam Dân chủ Cộng hoà. Hơn 70 năm xây dựng, trưởng thành, công tác KTTV Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu nổi bật, có đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Tầm quan trọng…
Sau sự kiện năm 1945 đến năm 1975, khi đất nước thống nhất, Tổng cục KTTV được thành lập theo Nghị định số 215/CP ngày 5-11-1976 của Chính phủ, trên cơ sở hợp nhất Nha Khí tượng và Cục Thuỷ sản đã mở ra bước ngoặt mới trong lịch sử phát triển của ngành. Từ đây, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) – Cơ quan chuyên trách của Liên hợp Quốc về KTTV.
Hơn 70 năm qua, dù trong thời chiến hay thời bình, công tác KTTV cũng giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế, đời sống xã hội, QP-AN của đất nước.
Trong cuộc khánh chiến chống thực dân Pháp xâm lược, cơ quan Nha Khí tượng đã dời lên chiến khu Việt Bắc tham gia vào việc đào tạo cán bộ khoa học, chuẩn bị tài liệu huấn luyện chuyên môn cho đội ngũ cán bộ tương lai của ngành. Từ năm 1955 đến năm 1975, công tác KTTV đã bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ dự báo thời tiết phục vụ ngành hàng hải, hàng không, tưới tiêu, bảo vệ hệ thống đê điều…
Ngành KTTV đã dự báo, cảnh báo được hầu hết các cơn bão có ảnh hưởng đến Việt Nam, các đợt lũ lớn trên sông Hồng. Qua đó, có đóng góp quan trọng vào công tác phòng chống, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, phục vụ sản xuất.
Đặc biệt trong thời kỳ này, công tác KTTV có vai trò cực kỳ quan trọng, trở nên cấp bách, là một trong các yếu tố “thiên thời”, mang tính chất quyết định góp phần vào các thắng lợi quân sự quan trọng của đất nước…
Và thành tựu nổi bật của công tác KTTV trong giai đoạn 2010-2020 là theo dõi, dự báo chính xác, kịp thời gần 280 đợt không khí lạnh, nhất là đợt không khí lạnh xảy ra vào những ngày giữa tháng 12-2013 gây mưa lớn trái mùa ở các tỉnh miền núi phía Bắc, rét đậm, rét hại kéo dài diện rộng ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, mưa tuyết có độ che phủ lớn hiếm thấy trên diện rộng (Sapa tuyết phủ dày 30-50cm).
Đồng thời theo dõi, dự báo kịp thời 43 áp thấp nhiệt đới, 90 cơn bão (Trong đó, có 6 áp thấp nhiệt đới, 44 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta), 126 trận lũ, 170 đợt nắng nóng, 228 đợt mưa lớn. Tiêu biểu có thể kể đến một số cơn bão lớn, hướng di chuyển phức tạp như bão Sơn Tinh tháng 10-2012, bão Doksuri tháng 9-2017… Nhờ đó, đã góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Trung bình hằng năm, các đơn vị thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo quốc gia ở TW và ở địa phương đã cung cấp trên 58.600 bản tin dự báo, cảnh báo KTTV cho các cơ quan ở TW, địa phương, phục vụ đắc lực cho công tác của Tổng cục Phòng chống thiên tai, Uỷ ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cũng như cho các cơ quan, đơn vị ở địa phương.
KTTV Việt Nam đã thực hiện tốt vai trò đầu mối trong chương trình dự báo thời tiết nguy hiểm, cảnh báo lũ quyét cho khu vực Đông Nam Á. Qua đó, góp phần cung cấp kịp thời các bản tin dự báo hỗ trợ các nước thành viên trong hoạt động dự báo tác nghiệp, tăng cường vai trò của Trung tâm hỗ trợ dự báo đối với khu vực. Từ đó, nâng cao vị thế, vai trò của ngành KTTV Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Thông tin dữ liệu KTTV có vai trò, ảnh hưởng tới 11/17 mục tiêu phát triển bền vững; đã và đang là cơ sở dữ liệu “đầu vào” của hầu hết các ngành, lĩnh vực kinh tế, đời sống xã hội. Nhất là đối với công tác phòng chống thiên tai, thông tin KTTV giữ vai trò vô cùng quan trọng ở cả 3 giai đoạn hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Định hướng phát triển ngành KTTV…
Với vai trò, đóng góp quan trọng kể trên, trong các văn kiện Đại hội từ Đại hội VII đến Đại hội XIII, Đảng ta đều chỉ rõ những định hướng, động lực phát triển ngành KTTV.
Các Nghị quyết của TW về KTTV đều khẳng định việc chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường là những vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn, quan hệ, tác động qua lại, cùng quyết định sự phát triển bền vững của đất nước.
Đồng thời, là cơ sở, tiền đề cho việc hoạch định đường lối, chính sách phát triển KT-XH, bảo đảm QP-AN và an sinh xã hội. Đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị; là trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức doanh nghiệp, cộng đồng dân cư; trong đó, nhà nước giữ vai trò chủ đạo, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự tham gia giám sát của toàn xã hội.
Đặc biệt, ngày 25-9-2021, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 10-CT/TW về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác KTTV đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Chỉ thị nêu ra 6 giải pháp trọng tâm để nâng cao vai trò, hiệu quả của công tác KTTV. Trong đó, tập trung vào một số giải pháp như: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, nhất là người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác KTTV trong quá trình phát triển KT-XH, bảo đảm QP-AN, phục vụ thiết thực đời sống dân sinh…
Việc ban hành Chỉ thị số 10 của Ban Bí thư thể hiện rõ yêu cầu, sự nhìn nhận, đánh giá, coi công tác KTTV là nhiệm vụ quan trọng, cần thiết, thường xuyên, liên tục, phải có sự quan tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Đây là cơ sở để tăng cường nhận thức của toàn Đảng, toàn dân về vai trò của ngành KTTV trong đời sống dân sinh. Đồng thời cũng là điều kiện tiên quyết và là cơ sở chính trị hết sức quan trọng để ngành tiếp tục nỗ lực khắc phục khó khăn, trở ngại, phát triển lên một tầm cao mới nhằm đáp ứng tốt yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đặt ra.
Khánh Chi
16:11 21/11/2024
08:05 13/11/2024
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão