Đề nghị giữ nguyên tên nước CHXHCN Việt Nam

14:25 04/06/2013

Ngày 3-6, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, thảo luận về Dựthảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Đã có 42 đại biểu phát biểu đề nghị giữ nguyên tên nước là CHXHCN Việt Nam, giữ nguyên vai trò lãnh đạo của ĐảngCộng sản Việt Nam như bản Hiến pháp 1992 hiện hành.

Các đại biểu cho rằng, tên gọi của đất nước ra đời trong bối cảnh nước ta vừa hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, cả nước đi lên CNXH, khẳng định nhất quán con đường, mục tiêu xây dựng XHCN. Mặt khác, tên gọi Nước CHXHCN Việt Nam đã có từ năm 1976, được ghi nhận trong Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992, đã trở nên quen thuộc với bạn bè quốc tế. Việc đổi tên nước có thể dẫn tới những hệ quả không có lợi, thậm chí bị xuyên tạc, xa rời mục tiêu, con đường đi lên CNXH và làm phát sinh nhiều thủ tục hành chính, do phải đổi tên nước.

Ý kiến của các đại biểu cũng nhất trí đề nghị giữ nguyên Điều 4 về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam như Hiến pháp 1992, bởi lẽ ở Việt Nam, Đảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo duy nhất, xuyên suốt, là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Việc khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng là khẳng định một sự thật lịch sử, mang tính tất yếu khách quan, công bằng, phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân qua các lần sửa đổi Hiến pháp.

Về Hội đồng Hiến pháp, một số đại biểu cho rằng, cơ chế bảo hiến đã được kiểm soát bởi Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ… Thực tiễn cũng đã chứng minh sự vận hành cơ chế bảo vệ Hiến pháp hiện hành đang phát huy hiệu quả, vì vậy không cần thiết phải bổ sung quy định về Hội đồng Hiến pháp. Tuy nhiên, cũng có đại biểu đề nghị Quốc hội lựa chọn mô hình Hội đồng Hiến pháp với quyền năng đầy đủ. Nếu được, đó sẽ là bước tiến trong tư duy lập hiến, lập pháp của chúng ta. Việc ra đời một thiết chế bảo hiến, bảo vệ Hiến pháp độc lập là nhằm mục đích tiếp tục hoàn thiện và làm sâu sắc hơn bản chất Nhà nước pháp quyền XHCN và nền dân chủ XHCN của Việt Nam, không thể một nhà nước dân chủ pháp quyền lại thiếu đi một cơ chế độc lập để xử lý các hiện tượng vi hiến.

Hôm nay, 4-6, Quốc hội làm việc tại hội trường, tiếp tục thảo luận Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.

THẾ KHOA


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông