Đi tìm đồng minh

21:11 16/02/2009

Hôm qua 15-2, bà Hillary Clinton đã bắt đầu chuyến thăm 4 nước châu Á(Nhật Bản, Indonesia, Hàn Quốc và Trung Quốc). Giới phân tích nhận địnhchuyến công du này chủ yếu sẽ là dò xét, lắng nghe, chứ chưa đưa ra mộtthay đổi lớn nào về chính sách.
Hôm qua 15-2, bà Hillary Clinton đã bắt đầu chuyến thăm 4 nước châu Á(Nhật Bản, Indonesia, Hàn Quốc và Trung Quốc). Giới phân tích nhận địnhchuyến công du này chủ yếu sẽ là dò xét, lắng nghe, chứ chưa đưa ra mộtthay đổi lớn nào về chính sách.

Theo lịch trình, tân Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ lần lượt sang thăm Nhật Bản, Indonesia, Hàn Quốc và Trung Quốc từ ngày 15 đến ngày 22-2. Đây là chuyến công du đầu tiên của bà kể từ khi nhậm chức đến nay. Khi phát biểu tại lễ tuyên thệ nhậm chức, Tổng thống Mỹ Obama nói cần phải tăng cường quan hệ với Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Vì vậy, chuyến đi châu Á của Ngoại trưởng Hillary chính là quá trình thực hiện đường lối này.

Người phó của bà, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Steinberg, cho hay: "Chuyến thăm châu Á của Ngoại trưởng Hillary chủ yếu xoay quanh bốn chủ đề lớn, đó là khủng hoảng tài chính quốc tế, vấn đề an ninh, biến đổi khí hậu với an ninh năng lượng và y tế công cộng toàn cầu cũng như một số đề tài khác cùng quan tâm. Dĩ nhiên, trong chuyến thăm các bên còn sẽ thảo luận vấn đề hạt nhân Triều Tiên. Ngoại trưởng Hillary sẽ lắng nghe, tìm hiểu mối lo lắng của các đối tác để tìm ra lối thoát chung".

Tại Nhật Bản (từ 16 đến 18-2), bà Hillary sẽ ký "Thỏa thuận Guam" với đại diện nước chủ nhà, theo đó, chuyển 8.000 binh sĩ Mỹ từ căn cứ quân sự Okinawa, Nhật Bản, tới căn cứ Guam. Bà bày tỏ mong muốn mối quan hệ đồng minh về an ninh lâu dài giữa Mỹ và Nhật Bản sẽ "không thể lay chuyển". Tại Indonesia, nước thứ 2 trong chặng dừng chân (từ 18 đến 19-2), giới quan sát nhận định là Ngoại trưởng Mỹ muốn nhanh chóng bắt tay với nước Hồi giáo lớn nhất thế giới, nơi Tổng thống Obama từng sống 4 năm tại Jakarta vào cuối thập niên 60.

Vấn đề Triều Tiên sẽ được ưu tiên trong chương trình nghị sự của bà Hillary khi đến Hàn Quốc (từ 19 đến 20-2). Ngoại trưởng Mỹ khẳng định, chính quyền của Tổng thống Obama sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với CHDCND Triều Tiên, nếu Bình Nhưỡng "từ bỏ hoàn toàn và có kiểm chứng" chương trình vũ khí hạt nhân. Còn tại Trung Quốc, vấn đề biến đổi khí hậu sẽ được đề cập chính trong chuyến thăm của tân Ngoại trưởng Mỹ tới Trung Quốc (từ 20 đến 22-2).

Các cuộc thảo luận tại Trung quốc dự kiến sẽ tập trung vào việc xây dựng một mối quan hệ rộng rãi hơn với Bắc kinh, chứ không chỉ giới hạn phần lớn vào các vấn đề kinh tế và thương mại như những năm trước đây. Bà Hillary nhấn mạnh sẽ hợp tác tích cực hơn với Trung Quốc và không coi nước này là một địch thủ. "Nhiều người tin rằng khi Trung Quốc phát triển, họ sẽ trở thành một địch thủ (của Mỹ). Ngược lại, chúng tôi tin rằng Mỹ và Trung Quốc có thể hưởng lợi từ nhau và cùng góp tay xây dựng cho sự thành công của mỗi nước". 

Nhà phân tích cho rằng, chính sách ngoại giao của chính phủ Obama chắc chắn có sự khác biệt so với chính phủ các khóa trước, song đối với những thay đổi cụ thể thì còn phải chờ đợi đáp án qua chuyến thăm của bà Hillary. Vì vậy, chuyến thăm của bà Hillary là chuyến thăm dò xét, xem liệu chính sách ngoại giao đối với châu Á của bà có thể thực hiện được hay không.

Theo bà Hillary, ngoại giao tức là quá trình đối thoại. Lắng nghe và phát biểu đều rất quan trọng. Mỹ chỉ dựa vào sức mạnh trong nước là không thể giải quyết hàng loạt vấn đề gay cấn nhất, trong khi đó các nước đồng minh quan trọng nhất của Mỹ cũng không thể giải quyết được. Nhà Trắng cần phải triển khai ngoại giao linh hoạt, có nghĩa là không những phải tiếp xúc với các nước bạn đồng minh mà còn phải tiếp xúc với đối thủ, tăng cường quan hệ với đồng minh cũ, đồng thời cố gắng xây dựng liên minh mới". 




VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông