Một bé gái được cắt và ghép lại 6 nội tạng

16:16 16/03/2009

Ngày 10-3, cô bé Heather McNamara, 7 tuổi, đã rời Bệnh viện nhiPresbyterian Morgan Stanley ở thành phố New York (Mỹ) sau ca đại phẫuthuật với qui mô chưa từng có trên thế giới.
Ngày 10-3, cô bé Heather McNamara, 7 tuổi, đã rời Bệnh viện nhiPresbyterian Morgan Stanley ở thành phố New York (Mỹ) sau ca đại phẫuthuật với qui mô chưa từng có trên thế giới.

Bé Heather (áo hồng) cùng bố mẹ và chị gái
Bé Heather (áo hồng) cùng bố mẹ và chị gái

Để có thể bóc tách khối u xâm chiếm ổ bụng và đe dọa tính mạng của Heather, các bác sĩ đã phải tách và ghép trở lại cả thảy 6 cơ quan nội tạng trong cơ thể bé.

Đầu tháng hai, bé Heather được đưa vào viện vì trong bụng có một khối u ung thư kích cỡ bằng quả bóng chày. Do khối u này lan khắp vùng bụng, dính với các nội tạng và rất nhiều mạch máu nên không thể cắt bỏ nó theo cách thông thường. Cách duy nhất là phải cắt toàn bộ ruột non, ruột già, gan, tuyến tụy, lách và dạ dày ra khỏi cơ thể và tiến hành tách bỏ khối u. Sau khi "dọn sạch" khối u, các bác sỹ sẽ ghép lại các nội tạng cho bệnh nhân.

Như vậy, với các bước phẫu thuật trên, bé Heather vừa là người hiến vừa là người nhận nội tạng của chính mình. Ca mổ được tiến hành hôm 6-2 và kéo dài tới 23 giờ. Trưởng kíp mổ, bác sĩ Tomoaki Kato đã thực hiện việc cắt và đông lạnh dạ dày, tuyến tụy, lá lách, gan, ruột non và ruột già của Heather để sau đó ghép trở lại ổ bụng bé sau khi khối u được bóc tách xong.



Bé Heather, bác sĩ Tomoaki và bố của em


Do ca phẫu thuật quá mạo hiểm nên bố của Heather được đặt trong tư thế sẵn sàng trở thành người hiến tạng trực tiếp trong trường hợp các bác sĩ không thể sử dụng lại các nội tạng của bé. Cuối cùng, với ý chí của bản thân Heather cùng với nỗ lực của y bác sĩ Bệnh viện Presbyterian Morgan Stanley, ca mổ đã thành công.

Nhưng không may, dạ dày, tụy và lá lách của bé Heather đã bị tổn thương quá nhiều nên không thể ghép lại được. Để thay thế dạ dày, bác sĩ Tomoaki và đồng nghiệp đã tạo một chiếc túi từ mô ruột để chứa thức ăn trước khi chúng chạy tới ruột non tiêu hóa. Thiếu lá lách, hệ thống miễn dịch của Heather bị suy yếu, nên cô bé có nguy cơ nhiễm trùng cao. Riêng việc thiếu tuyến tụy sẽ khiến cô bé bị mắc tiểu đường loại 1, phải truyền insulin và enzim tiêu hoá hằng ngày.

Bác sĩ Tomoaki kể lại: "Tôi suýt ngã quỵ sau khi tiến hành xong ca mổ. Tôi đã ngủ một mạch 5-6 tiếng ngay trong phòng làm việc của mình". Được biết, năm ngoái, tại Đại học Miami, chính bác sĩ Tomoaki là người chỉ huy ca mổ tách và ghép 6 nội tạng đầu tiên trên thế giới cho một nữ bệnh nhân 62 tuổi ở Nam Florida.

Trong buổi gặp gỡ cùng với gia đình và các bác sĩ tham gia phẫu thuật trong buổi họp báo tại NewYork, bé Heather McNamara trông rất khoẻ mạnh. Các bác sĩ nói rằng vẫn có khả năng khối u phát triển trở lại, nhưng nguy cơ này là nhỏ. Nếu khối u không phát triển trở lại, cô bé sẽ có một cuộc sống bình thường.

ĐỨC DUY (theo USA Today, MSN, AP)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông