Quốc tế đánh giá cao thành tựu nhân quyền của Việt Nam

17:35 11/05/2009

Ngày 8-5, tại trụ sở thứ hai của LHQ ở Geneve (Thụy Sỹ), Hội đồng nhânquyền LHQ đã xem xét báo cáo của Chính phủ Việt Nam về tình hình đảmbảo quyền con người ở Việt Nam.
Ngày 8-5, tại trụ sở thứ hai của LHQ ở Geneve (Thụy Sỹ), Hội đồng nhânquyền LHQ đã xem xét báo cáo của Chính phủ Việt Nam về tình hình đảmbảo quyền con người ở Việt Nam.

Việt Nam đã đạt được thành tựu lớn về đảm bảo quyền và lợi ích của trẻ em
Việt Nam đã đạt được thành tựu lớn về đảm bảo quyền và lợi ích của trẻ em

Khóa họp hiện nay của Hội đồng nhân quyền LHQ là khóa họp thứ năm kể từ năm 2006 đến nay, được tiến hành từ ngày 4 đến ngày 15-5 nhằm xem xét báo cáo của 16 nước, trong đó có Việt Nam. Tham dự khóa họp có đầy đủ 192 thành viên của Hội đồng nhân quyền, nhiều tổ chức trực thuộc LHQ và các tổ chức quốc tế khác. Lần đầu tiên thực hiện báo cáo về nhân quyền trước LHQ, Việt Nam đã chuẩn bị một bản Báo cáo quốc gia, xây dựng trong 2 năm, đề cập toàn diện về việc đảm bảo quyền con người.

Trình bày báo cáo trước LHQ, ông Phạm Bình Minh, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao, Trưởng đoàn đại biểu Việt Nam tại Hội đồng nhân quyền, nêu rõ rằng Việt Nam coi trọng việc chuẩn bị Báo cáo để thực hiện nghĩa vụ của một quốc gia thành viên, rút kinh nghiệm và đảm bảo ngày càng đầy đủ hơn quyền con người ở Việt Nam và tăng cường hợp tác quốc tế.
Bảo đảm quyền con người là nguyện vọng tha thiết của nhân dân Việt Nam vì đã từng bị tước bỏ những quyền tự do cơ bản nhất khi phải làm người dân thuộc địa và đã trải qua muôn vàn hy sinh trong các cuộc chiến tranh vệ quốc để giành lại quyền sống. Ở Việt Nam có khoảng 20 triệu người theo các tôn giáo khác nhau và 80% người dân có đời sống tín ngưỡng. Các dân tộc chưa từng có xung đột sắc tộc và các tôn giáo cùng chung sống hòa bình.

Nhờ việc đảm bảo các quyền con người, các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa ở Việt Nam đã có những bước tiến lớn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt ở mức cao liên tục trên 7%/năm trong hơn một thập niên qua. Sau 20 năm đổi mới, thu nhập bình quân đầu người đã tăng gấp 5 lần, từ dưới 200 USD/người (năm 1990) lên 1024 USD/người (năm 2008); tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn quốc gia giảm 4 lần (58,1% năm 1993 xuống còn 14,82% năm 2007) và được LHQ cùng nhiều đối tác phát triển nhìn nhận là một trong số những nước đạt thành tích giảm nghèo ấn tượng nhất.



Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh tại Liên Hợp Quốc. (Ảnh: UN Photo)

Báo cáo quốc gia của Việt Nam về nhân quyền cũng nêu rõ mặc dù là nước đang phát triển với GDP bình quân đầu người ở mức 1.000 USD, Chính phủ Việt Nam vẫn dành 15% tổng ngân sách quốc gia cho các dịch vụ y tế công cộng và giáo dục. Giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế đi đôi với việc đảm bảo đảm an sinh xã hội là điều kiện cho sự phát triển con người bền vững ở Việt Nam.

Sau phần trình bày của Thứ trưởng Phạm Bình Minh, đại diện 60 nước ở các khu vực ASEAN, châu Á, châu Âu, châu Phi và châu Mỹ đã trực tiếp tham gia đối thoại với Việt Nam. Các đại biểu đều đánh giá Báo cáo của Việt Nam được chuẩn bị công phu, cung cấp thông tin toàn diện. Cách đề cập cởi mở của Việt Nam nhận được sự hoan nghênh rộng rãi.

Đoàn đại biểu Nga đánh giá cao về kết quả nâng cao mức sống của người dân Việt Nam, tận dụng các thành tựu thông tin để phát triển quyền con người. Na Uy ghi nhận tiến bộ xuất sắc của Việt Nam về phát triển kinh tế - xã hội. Đoàn Anh hoan nghênh tiến bộ ở Việt Nam trong việc tăng cường các quyền kinh tế, xã hội và tự do tôn giáo. Đại biểu Phần Lan đề cập những thành tựu của Việt Nam trong hiện đại hóa nền kinh tế và giảm nghèo. Thuỵ Sỹ, Australia hoan nghênh Việt Nam đã chủ động tranh thủ kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực quyền con người.

Các nước châu Phi như Algeria, Benin, Morocco, Nigeria, Nam Phi, Mauritius, Burkina Faso, Zimbabwe, Tunisia và Côte d'Ivoire đặc biệt hoan nghênh ưu tiên của Nhà nước Việt Nam về tạo công ăn việc làm, đảm bảo lương thực, cung cấp dịch vụ y tế cơ sở cho người dân. Các nước khu vực Mỹ Latinh, trong đó có Mexico, Chile, Brazil, Venzuela nêu đậm những nỗ lực của Việt Nam về thực hiện phát triển, cải cách tư pháp, thúc đẩy bình đẳng giữa các dân tộc. Cuba đánh giá cao Việt Nam đạt được tiến bộ trên tất cả các lĩnh vực quyền con người.

Các nước ASEAN nhấn mạnh việc Việt Nam đã tham gia nhiều điều ước quốc tế về quyền con người, tích cực tham gia hợp tác quốc tế về nhân quyền, tăng cường sự phối hợp của Việt Nam để thành lập cơ chế nhân quyền ASEAN; ghi nhận thành công của Việt Nam trong việc giữ vững ổn định xã hội. Đoàn Trung Quốc đánh giá cao chính sách phát triển cân bằng cả về kinh tế và xã hội của Việt Nam. Đại biểu Sri Lanka cho rằng sự nỗ lực phấn đấu, hy sinh của nhân dân Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua có thể coi là biểu tượng phấn đấu vì quyền con người trên thế giới. 

VIỆT ANH (theo TTXVN, Bộ Ngoại giao)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông

Liên kết hữu ích