Ngày 24-8 vừa qua, nhà chức trách Moldova thông báo đã phá vỡ một đường dây buôn lậuuranium. Cảnh sát nước này đã bắt giữ ba nghi phạm và thu giữ 1,8 kguranium.
| |
Người phát ngôn Bộ Nội vụ Moldova Kirill Motspan cho hay nước này lần đầu tiên đã phá vỡ một đường dây buôn lậu uranium diễn ra ngay tại nhà xe của một cựu cảnh sát ở thủ đô Chisinau hôm 20-7 vừa qua. Kết quả thu được là 1,8 kg Uranium-238, một chất phóng xạ được thế giới biết đến với tên gọi “chiếc bánh màu vàng”, có thể dùng chế tạo bom nguyên tử, đồng thời bắt giữ 3 kẻ tình nghi của một băng nhóm tội phạm. Ngoài lượnguranium, cảnh sát Moldova còn thu giữ nhiều loại vũ khí từ nhóm nghi phạm. Hiện vẫn còn bốn nghi can khác đang lẩn trốn.
Moldova vẫn chưa xác định được nguồn gốc của lượnguraniumnói trê và các đối tượng mua hàng. Do nước này không sản xuất uranium, nên một trung tâm nguyên tử Đức sẽ phân tích sốuraniumbị thu giữ để xác định nước nào đã sản xuất chúng. Người phát ngôn Kirill Motspan cho biết giá một kg "bánh vàng" trên thị trường chợ đen hiện khoảng 6,3 triệu USD. Băng nhóm buôn lậu định bán lượnguraniumnày với giá 11 triệu USD. Tuy nhiên, các chuyên gia hạt nhân cho biết, với số lượng 1,8 kg uranium 238 thì quá ít để có thể chế tạo một quả bom hạt nhân, thậm chí không đủ để chế tạo bom bẩn.
Vấn đề là nạn buôn lậu uranium chưa tinh chế hoặc mới được làm giàu ở cấp độ thấp đang phát triển tràn lan với quy mô ngày càng lớn. Hồi tháng 3-2010, cảnh sát nước cộng hoà Gruzia cũng bắt một chuyến tàu buôn lậu uranium được làm giàu ở cấp độ cao (hơn 75%). Đây không phải là lần đầu tiên, mà từ năm 1993, Gruzia đã bắt giữ nhiều vụ buôn lậu uranium và chiếm một phần quan trọng trong số 15 trường hợp được Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế ghi nhận trên thế giới. Được biết, Gruzia được Mỹ viện trợ hơn 275 triệu USD từ đầu những năm 1990 đến nay nhằm giúp cải thiện năng lực kiểm soát an ninh hạt nhân và phòng chống tội phạm trên lĩnh vực hết sức nhạy cảm này.
Ấn Độ cũng từng bắt giữ vụ buôn lậu uranium bán tinh chế lên đến hơn 100 kg đang chuẩn bị tuồn sang thị trường chợ đen ở Pakistan. Đầu năm 2010, Brazil tịch thu một khối lượng uranium thô lên tới 450 kg. Tình trạng này diễn ra ở nhiều nước và khắp các châu lục, chứ không riêng khu vực đặc biệt nào. Theo IAEA, số vụ buôn lậu uranium bị bắt giữ trong những năm gần đây thấp hơn so với trung bình trên 100 vụ/năm giai đoạn 2005-2006, nhưng tính chất nguy hại của nó thì không hề suy giảm.
Theo các nhà khoa học, bản thân Uranium-238 không thể phát ra phóng xạ gây độc hại cho môi trường và dân cư, nhưng nếu nó được làm giàu với chất đồng vị thì có thể sản xuất “bom bẩn”, bom hạt nhân cực kỳ nguy hiểm. Giáo sư vật lý hạt nhân Xiachun He của Đại học Quốc gia Georgia (Mỹ) cũng giải thích loại uranium rất phổ biến trong môi trường thiên nhiên thế giới này không phải là nhiên liệu phóng xạ, nhưng nếu được làm giàu trong phòng thí nghiệm thì nó có thể được sử dụng để chế tạo vũ khí hạt nhân. Năm 2003, trước khi tiến đánh Iraq, Mỹ và Anh đã cáo buộc chế độ Saddam Hussein sở hữu loại Uranium-238 mua từ Niger để phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Cũng theo các chuyên gia hạt nhân, điều đáng lo nhất về hai vụ việc gần đây chính là nguyên liệu: với lượng đủ lớn, nó có thể cung cấp cho bọn khủng bố một giải pháp đối với thách thức lớn nhất trong việc chế tạo vũ khí hạt nhân: có nguyên liệu. Uranium bị thu giữ trong năm 2003 và 2006 đã được làm giàu tới U-235 gần 90%, theo các phân tích của chính phủ Nga và Mỹ mà tờ New York Times có được. Mặc dù lượng thu giữ quá nhỏ để làm bom song độ tinh khiết thì rất lý tưởng để chế tạo bom.
VIỆT ANH (tổng hợp) |