Thế giới đang già đi

16:20 21/07/2009

Xu hướng "lão hóa" dân số trên toàn cầu đang gia tăng với tốc độ nhanhchưa từng thấy, và thời điểm số người cao tuổi nhiều hơn số người trẻtuổi sẽ không còn xa nữa.
Xu hướng "lão hóa" dân số trên toàn cầu đang gia tăng với tốc độ nhanhchưa từng thấy, và thời điểm số người cao tuổi nhiều hơn số người trẻtuổi sẽ không còn xa nữa.

Báo cáo của Cục Điều tra dân số Mỹ công bố ngày 20-7 cho biết, số lượng người có tuổi thọ từ 65 trở lên vào giữa năm 2008 là 506 triệu người. Đến năm 2040, con số này có thể đạt 1,3 tỉ người, chiếm 14% tổng số thế giới. Trong số 1,3 tỉ đó, có hơn 1 tỉ người (tức 76% tổng số dân số già tăng thêm) sống tại các nước đang phát triển. Và như vậy lần đầu tiên trong lịch sử loài người, số người trên 65 tuổi sẽ nhiều hơn số trẻ từ 5 tuổi trở xuống tính đến thời điểm đó.

Ở nhiều nước, nhóm người trên 80 tuổi đang tăng với tỉ lệ nhanh nhất so với các nhóm tuổi tác khác. Tính trên toàn thế giới, nhóm dân số “già nhất” này sẽ tăng 233% trong khoảng thời gian từ 2008-2040.
 
Nhật Bản là cường quốc "già" nhất thế giới với 22% dân số trên 65 tuổi, tương đương 27,5 triệu người, trong khi Trung Quốc là nước đang phát triển có dân số trên 65 tuổi nhiều nhất thế giới (106 triệu người), Ấn Độ đứng thứ 2 với 59,6 triệu người. Và theo báo cáo nói trên, tình trạng "lão hóa" dân số thế giới hiện nay là kết quả của thời kỳ bùng nổ dân số sau Chiến tranh thế giới II và những tiến bộ y học đã làm giảm thiểu tỉ lệ tử vong.

Còn theo một báo cáo của LHQ nhân ngày dân số 11-7 vừa qua, dự báo khoảng một nửa dân số tăng lên trong giai đoạn từ 2005 đến 2050 là ở độ tuổi từ 60 trở lên, trong khi số trẻ em ở độ tuổi dưới 15 lại giảm đi chút ít. Ở các nước đã phát triển, số người từ 60 tuổi trở lên dự kiến sẽ tăng gấp đôi, từ 245 triệu năm 2005 lên 406 triệu năm 2050, trong khi số người dưới 60 tuổi dự kiến sẽ giảm từ 971 triệu năm 2005 xuống còn 839 triệu vào năm 2050.

Tuổi trung bình của dân số thế giới vào năm 2050 là 38,6, trong đó ở 12 nước châu Âu mức tuổi trung bình này là trên 40 và ở Nhật Bản là 43. Ở châu Á, Mỹ Latinh và khu vực Caribê, mức tăng của độ tuổi trung bình tuy có chậm hơn, nhưng xu hướng già hoá dân số cũng đang tăng lên nhanh chóng. Cách đây một thập kỷ, số người già trên 60 tuổi ở châu Âu đã nhiều hơn số trẻ em dưới 15 tuổi và đến năm 2050, cứ 1 trẻ em có tới 2 người già. Với sự tiến triển của xu hướng già hoá dân số thế giới hiện nay, đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử loài người, số lượng dân số già trên 60 tuổi trên thế giới vào năm 2045 có thể sẽ cao hơn số lượng trẻ em thế giới vào thời điểm đó.

Ông Richard Suzman, chuyên gia thuộc Viện người cao tuổi Mỹ, nhận xét tình trạng "lão hóa" đang tác động mạnh tới mọi quốc gia ở mọi nơi trên thế giới, làm thay đổi bản chất kinh tế và xã hội toàn cầu và đây là một thách thức đầy khó khăn. Tỷ lệ người cao tuổi gia tăng gây sức ép ngày càng lớn đối với chi phí cho quỹ hưu trí và hệ thống chăm sóc sức khỏe, buộc các nước phải tăng chi tiêu công, dẫn đến kìm hãm tăng trưởng kinh tế ở cả các nước giàu lẫn các nước nghèo.

Trong khi cảnh báo về gánh nặng ngân sách đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, báo cáo cũng cho rằng nếu chính phủ và doanh nghiệp các nước có chính sách đúng đắn, thì người cao tuổi cũng có thể tạo ra những cơ hội cho phát triển kinh tế.

Lý do là người cao tuổi vẫn có những đóng góp tích cực về mặt kinh tế nếu kinh nghiệm và kỹ năng của họ được khai thác một cách có hiệu quả. Ngoài ra, họ còn là yếu tố kết nối quan trọng trong gia đình khi cấu trúc gia đình đang bị cơ chế thị trường và lối sống công nghiệp xói mòn nhanh chóng. Mặt khác, nếu Người cao tuổi bị từ chối tiếp cận việc làm khi họ còn đủ sức khỏe, thì nó sẽ có tác động ngược trở lại đến phúc lợi của chính họ và của gia đình họ. 


VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông