18:12 29/10/2017 Sắc màu của trời thu tháng 8 như bao trùm lên mọi không gian, cảnh vật... Thu mang đến cho chúng ta cảm xúc thật khó để diễn tả hết thành lời. Về xã Chính Mỹ, Huyện Thủy Nguyên những ngày này, tôi mới cảm nhận hết được vẻ đẹp trong lành , bình dị của 1 làng quê với nghề mây tre đan truyền thống.
Men theo đường quốc lộ, tìm tới Làng Mỹ Cụ, xã Chính Mỹ , huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng những ngày đầu thu, trên màu xanh biếc của những cánh đồng lúa là ngôi chùa Mỹ Cụ cổ kính.
Chùa Mỹ Cụ có tên chữ là Linh Phong tự - một trong những ngôi chùa lâu đời nhất trên địa bàn huyện Thủy Nguyên nói riêng và thành phố nói chung.
Tương truyền song thân vua Lê Đại Hành đã đến Chùa cầu tự sau đó sinh ra Vua. Chùa dựa lưng vào núi Phượng Hoàng, có thế đất đẹp mà theo phong thủy là “Ngũ linh”.
Chùa Mỹ Cụ , xã Chính Mỹ , Thủy Nguyên, Hải Phòng. (Ảnh Hoàng Long).
Trong tiết trời mùa thu mát mẻ , một không gian thoáng đạt giữa chốn quê thanh bình càng khiến cho ngôi chùa thêm phần tĩnh mịch và cổ kính.
Theo như lời kể của người dân trong làng, xã Chính Mỹ thời xưa là 1 nơi hoang vu, chủ yếu là đồi núi , đất đai khô cằn , sản xuất nông nghiệp hạn hẹp nhưng lại bạt ngàn rừng tre, trúc. Cùng với đôi bàn tay khéo léo và óc sáng tạo mà nghề đan lát đã ra đời, tồn tại phát triền cho đến ngày nay.
Được người dân giới thiệu, chúng tôi tới gặp bà Dán, là 1 thợ đan nát lâu năm trong làng.Trong ngôi nhà đơn sơ là những vật dụng đã gắn bó với gia đình bà rất nhiều năm nay.
Dụng cụ sản xuất thúng tại nhà bà Dán.( Ảnh Hoàng Long).
Theo như bà Dán cho biết, để làm ra 1 chiếc thúng, nia... thì rất đơn giản nhưng tùy vào bàn tay khéo léo, mà sản phẩm làm ra có độ bền và đẹp khác nhau đòi hỏi người thợ phải tỉ mỉ và chăm chút .
Chủ yếu những người cao tuổi là còn duy trì nghề đan truyền thống.( Ảnh Hoàng Long)
Ngay từ khâu chọn tre, vót nan, đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm sao cho vót nan đủ mỏng, đảm bảo không bị gẫy, khi đan phải đan cho khít, cho đều nan.
Công đoạn cạp thúng đòi hỏi kinh nghiệm và sự khéo léo.( ảnh Hoàng Long)
Nghề đan nát đã có từ bao nhiêu đời nay , thậm chí những cụ già làng cũng không biết chính xác nghề có từ khi nào, họ chỉ biết từ khi sinh ra, cha ông họ đã gắn bó với nghề rồi. Những chiếc thúng, nia nhỏ bé không chỉ là kế sinh nhai của người dân nơi đây mà nó còn chứa đựng phong tục, tập quán, những nét đẹp văn hóa truyền thống của làng quê Việt Nam.
Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, những hình ảnh về làng nghề thủ công truyền thống đang dần bị mai một. Tuy nhiên ở đâu đó vẫn còn có những người con như bà Dán, vẫn từng ngày từng giờ gắn bó, duy trì và coi đó như món quà tinh thần vô giá.
Hoàng Long
10:11 20/10/2024
18:35 17/10/2024
20:57 08/09/2024