Tội phạm gặt hái 870 tỷ USD

15:32 18/07/2012

Ngày 16-7, Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) đã phát động chiến dịch truyền thông mới nhằm nâng cao nhận thứccủa cộng đồng về mối đe dọa của các nhóm tội phạm có tổ chức.
Ngày 16-7, Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) đã phát động chiến dịch truyền thông mới nhằm nâng cao nhận thứccủa cộng đồng về mối đe dọa của các nhóm tội phạm có tổ chức.

Cảnh sát Mỹ phá băng buôn lậu vũ khí đến từ Mexico
Cảnh sát Mỹ phá băng buôn lậu vũ khí đến từ Mexico

Chiến dịch của UNODC khẳng định, là một mối đe dọa toàn cầu, tội phạm xuyên quốc gia có thể làm ảnh hưởng tới tất cả các khu vực và các quốc gia trên thế giới. Theo UNODC, doanh thu hàng năm của các hoạt động tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia như buôn bán ma túy, làm hàng giả, mua bán vũ khí trái phép và đưa người nhập cư bất hợp pháp... ước tính đạt khoảng 870 tỷ USD. Doanh thu này lớn gấp 6 lần tổng số viện trợ phát triển chính thức, tương đương với 1,5% GDP toàn cầu, hoặc chiếm 7% xuất khẩu các loại hàng hóa của thế giới.

Buôn bán ma túy là hình thức kinh doanh sinh lời lớn nhất của các hoạt động tội phạm, dự kiến mỗi năm đạt 320 tỷ USD; buôn bán người có doanh thu khoảng 32 tỷ USD/năm và đưa người nhập cư trái phép toàn cầu đạt 7 tỷ USD/năm; cùng khoảng 250 tỷ USD/năm từ hoạt động sản xuất hàng giả. Những tổ chức tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia cũng đang khai thác các tài nguyên môi trường. Chỉ riêng ở Đông Nam Á, mỗi năm buôn lậu gỗ tạo ra khoản thu 3,5 tỷ USD. Buôn lậu ngà voi, sừng tê giác và các bộ phận của hổ tại châu Phi và châu Á đem về khoảng 75 triệu USD/năm.

Các nhóm tội phạm có thể gây mất ổn định ở các nước và các khu vực, phá hoại viện trợ phát triển và làm tăng nạn tham nhũng, tống tiền, gian lận và bạo lực ở các nước trên thế giới. Các tổ chức tội phạm thường rửa tiền thu được qua các hệ thống ngân hàng, phá hoại hoạt động thương mại quốc tế hợp pháp. Đặc biệt, vấn nạn buôn bán hàng giả còn đe dọa tính mạng con người và bóp méo thị trường hợp pháp. Bên cạnh những tổn thất tài chính, UNODC cũng nhấn mạnh những tổn thất con người của các hoạt động tội phạm, mỗi năm không biết bao nhiêu người trên thế giới bị tử vong do các căn bệnh liên quan đến ma túy, bạo lực và giết người bằng các loại vũ khí khác nhau. Ngoài ra, khoảng 2,4 triệu người là nạn nhân của tội phạm buôn bán người.

Phát biểu tại trụ sở Liên hợp quốc, Giám đốc điều hành UNODC - ông Yury Fedotov nói: “Ngăn chặn mối đe dọa xuyên quốc gia của bọn tội phạm là một trong những thách thức toàn cầu lớn nhất của cộng đồng quốc tế. Để ngăn chặn thành công mối đe dọa đó, điều quan trọng là các nước phải nâng cao nhận thức của mỗi người dân và sự hiểu biết trong số các nhà hoạch định chính sách cũng như các quyết định quan trọng”. Chiến dịch truyền thông được UNODC đẩy mạnh thông qua các mạng xã hội trực tuyến và các phát thanh viên quốc tế, bao gồm các Thông báo dịch vụ công cộng kéo dài 30-60 giây bằng nhiều ngôn ngữ và hình thức như áp phích, biểu ngữ và các kênh thông tin đại chúng xã hội.


Việt Anh (theo TTX)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông