Xử kín kẻ gây ra vụ thảm sát đẫm máu ở Na Uy

16:22 26/07/2011

7h tối qua (25-7, giờ Hà Nội), tên cuồng sát Anders Behring Breivik đã ra trước vành móng ngựa trong một phiên toà xử kín tại thủ đô Oslo của Na Uy. Thẩm phán Kim Heger đã ra lệnh đóng kín phòng xử và các phóng viên quốc tế không được vào trong. Nghi phạm chỉ phải đối mặt với mức án 21 năm tù. Đó là mức án dài nhất mà các thẩm phán có thể sử dụng trong hệ thống pháp nhân từ của Na Uy.
7h tối qua (25-7, giờ Hà Nội), tên cuồng sát Anders Behring Breivik đã ra trước vành móng ngựa trong một phiên toà xử kín tại thủ đô Oslo của Na Uy. Thẩm phán Kim Heger đã ra lệnh đóng kín phòng xử và các phóng viên quốc tế không được vào trong. Nghi phạm chỉ phải đối mặt với mức án 21 năm tù. Đó là mức án dài nhất mà các thẩm phán có thể sử dụng trong hệ thống pháp nhân từ của Na Uy.

Phòng xử án đóng kín
Phòng xử án đóng kín

Tự xưng là một “chiến binh thập tự chinh chống lại Hồi giáo” trong một bản tuyên ngôn dài tới 1.500 trang, kẻ sát nhân 32 tuổi cho biết, hắn muốn có cơ hội được giải thích hành động mà hắn coi là “tàn bạo nhưng cần thiết”. Luật sư Geir Lippestad cho biết, thân chủ của ông thừa nhận đã thực hiện hành động của mình vì động cơ chính trị. Tư tưởng cực đoan của hắn là chống lại việc di dân tự do và xây dựng xã hội đa văn hoá ở Na Uy. Hắn cũng muốn ngăn chặn sự phát triển của đạo Hồi trên toàn thế giới.

Việc Breivik cố tình đầu hàng cảnh sát sau khi lạnh lùng bắn chết 86 thanh niên tại trại hè trên đảo Utoya cho thấy hắn muốn thu hút sự chú ý của công chúng vào những tư tưởng cực đoan của hắn. Trong các vụ thảm sát khác, kẻ sát nhân thường tự sát chết ngay hoặc là cố tình khiêu khích để cảnh sát bắn chết. Nhưng Breivik đã không làm như vậy vì hắn muốn dùng cách giết người hàng loạt gây chấn động địa cầu để “quảng bá” những tư tưởng cực đoan của hắn. Trước khi ra toà, hắn đòi được xét xử công khai và mặc đồng phục. Tuy nhiên, thẩm phán Kim Heger đã không chấp nhận yêu cầu này.

Theo luật Na Uy, cảnh sát chỉ có thể ra lệnh bắt tạm giam một nghi can nhiều nhất là 4 tuần. Sau đó, nếu muốn tiếp tục giam giữ kẻ đó thì phải gia hạn. Một chi tiết được dư luận thế giới chú ý là có thể bản án dành cho tên Breivik sẽ chỉ là 21 năm tù giam, không có chung thân hay tử hình. Nguyên nhân là tại Na Uy có rất ít tù nhân phải ngồi tù nhiều hơn 14 năm. Thậm chí, những kẻ tội phạm bị kết án ở mức hình phạt cao nhất cũng có thể được phóng thích sau khi hoàn thành 2/3 mức án. Chưa hết, sau khi hoàn thành 1/3 mức án tù, nhiều tù nhân được phép ra tù tự do vào ngày cuối tuần (đầu tuần lại nhập trại).

Tỉ lệ người ngồi tù ở Na Uy nằm trong những con số thấp nhất ở châu Âu. Cứ 100.000 người dân thì có 66 người ngồi tù, ít hơn một nửa so với ở Anh. Tuổi phải chịu trách nhiệm về tội hình sự ở Na Uy được quy định bắt đầu từ 15 trong khi ở Anh và xứ Wales là 10. Tình trạng thiếu nhà tù ở Na Uy đồng nghĩa với việc nhiều kẻ tội phạm có thể tại ngoại nhiều tuần hoặc thậm chí là nhiều tháng trước khi bị đưa đi giam giữ. Nhiều kẻ tội phạm đã dùng thời gian này ở nhà, thường là ở ngay giữa cộng đồng nơi chúng đã mắc tội ác. Trước đó tại Na Uy có một vụ đáng sợ là hai cậu bé sát nhân (giết một bé gái 5 tuổi) đã được phép trở lại trường chỉ sau 2 tuần gặp cảnh sát.

VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông