Nghi vấn quanh cái chết của ông Gaddafi

17:41 24/10/2011

Nguyên nhân cái chết của nhà lãnh đạo Libya bị lật đổ Muammar Gaddafi tiếp tục gây nhiều tranh cãi. Những thông tin mà báo chí thế giới đăng tải trong tuần qua đặt ra nhiều vấn đề, gây nghi ngờ rằng quân nổi dậy đã bắt sống ông Gaddafi rồi mới giết, dù NTC khẳng định ông Gaddafi đã “trúng đạn lạc”.  
Nguyên nhân cái chết của nhà lãnh đạo Libya bị lật đổ Muammar Gaddafi tiếp tục gây nhiều tranh cãi. Những thông tin mà báo chí thế giới đăng tải trong tuần qua đặt ra nhiều vấn đề, gây nghi ngờ rằng quân nổi dậy đã bắt sống ông Gaddafi rồi mới giết, dù NTC khẳng định ông Gaddafi đã “trúng đạn lạc”.  

Hình ảnh ông Gaddafi còn sống và bị kề súng vào đầu
Hình ảnh ông Gaddafi còn sống và bị kề súng vào đầu

Ngày 22-10, kênh truyền hình Al-Jazeera dẫn lời ông Waheed Burshan - một thành viên Hội đồng Dân tộc chuyển tiếp Libya (NTC) - bày tỏ nghi ngờ về bối cảnh cụ thể khi ông Gaddafi thiệt mạng. Theo ông Burshan, đại tá Gaddafi đã bị bắt sống và sau đó không lâu thì chết. Burshan cho rằng cần có một cuộc điều tra về nguyên nhân cái chết của Gaddafi vì chắc chắn đã có một khoảng trống thời gian kể từ khi ông ta bị bắt cho tới khi tử vong. Nhận định của ông Busan đối lập với báo cáo của Chủ tịch NTC Mahmoud Jibril cho rằng ông Gaddafi bị trúng đạn trong cuộc đấu súng giữa các tay súng NTC và những người ủng hộ ông.

NTC khẳng định Gadhafi chết do đạn lạc trong lúc giao tranh giữa binh sĩ hai bên, nhưng các video clip quay hiện trường cho thấy tuyên bố đó khiến người ta nghi ngờ. Một đoạn video cho thấy ông Gaddafi bị kéo từ trên xe xuống và vẫn còn sống, rồi bị một cánh tay gí súng vào đầu. Cảnh tiếp theo cho thấy ông Gaddafi dường như không còn thở, hai mắt nhắm nghiền. Kênh truyền hình Al Arabiya cùng tờ New York Times dẫn lời một bác sĩ Libya, người đã khám nghiệm thi thể Gaddafi, khẳng định cựu lãnh đạo Libya bị bắn ở cự li gần vào đầu và bụng sau khi bị bắt. 

Hiện Tổ chức Ân xá quốc tế, Tòa hình sự quốc tế đều đã đề nghị NTC mở cuộc điều tra “độc lập và công bằng” về cái chết của ông Gaddafi và con trai Muatassim. Họ chết sau khi bị bắt làm tù binh, và bởi vậy việc giết họ là tội phạm chiến tranh chiểu theo luật quốc tế.  Trước đó, LHQ đã kêu gọi mở cuộc điều tra về nguyên nhân cái chết của Gaddafi. Chính phủ nhiều nước và các tổ chức nhân quyền cũng đặt câu hỏi về nguyên nhân cái chết của nhà lãnh đạo bị lật đổ này. Kênh Arrai TV của Syria cũng phát đi thông điệp của vợ ông Gaddafi, đề nghị Tổ chức Ân xá quốc tế điều tra cái chết của chồng. 

Cùng ngày, giới chức quân sự ở thành phố Misrata, nơi đang bảo quản thi thể ông Gaddafi, thông báo sẽ không mổ xác đại tá để khám nghiệm tử thi, song cuộc điều tra nguyên nhân cái chết của ông ta vẫn đang được tiến hành. Giới quan sát cho biết đầu Gaddafi đã được đặt nghiêng để che vết thương ở gần tai trái, còn thi thể, với vết đạn ở bụng, được một lớp chăn che phủ. Giới chức thành phố cũng công khai thi thể Gaddafi cho người dân tới xem. Cũng có ý kiến cảm thấy bất bình trước cách đối xử với thi thể của người đã chết, bởi đạo Hồi quy định phải chôn cất người quá cố càng sớm càng tốt.

Việc chôn cất ông Muammar Gaddafi vẫn chưa được tiến hành do các quan chức của NTC đang tranh cãi xem phương án xử lý thi thể ông ta thế nào là tốt nhất. Cũng giống như trường hợp của Osama bin Laden trước đây, các quan chức NTC lo ngại mộ của Gaddafi sẽ trở thành địa điểm hành hương của những người ủng hộ ông ta. Vì thế, họ muốn tiến hành chôn cất Gaddafi ở một địa điểm bí mật, nhưng vẫn chưa xác định được là ở đâu. Cũng không loại trừ khả năng NTC sẽ tiến hành hải táng Gaddafi, như Bin Laden.

VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông