Suy thoái kinh tế toàn cầu có dấu hiệu chạm đáy

17:16 06/05/2009

Thị trường nhà đất dần được cải thiện, những tin tức sáng sủa hơn từkhu vực chế tạo ở châu Âu, Trung Quốc và Ấn Độ - tất cả đang làm dấylên hy vọng cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều thập niênqua có lẽ đã "chạm đáy".
Thị trường nhà đất dần được cải thiện, những tin tức sáng sủa hơn từkhu vực chế tạo ở châu Âu, Trung Quốc và Ấn Độ - tất cả đang làm dấylên hy vọng cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều thập niênqua có lẽ đã "chạm đáy".

Tại châu Âu, chỉ số quản lý thu mua (PMI) của 3.000 doanh nghiệp đã tăng lên 36,8 điểm vào tháng 4, mức khả quan nhất từ tháng 10 năm ngoái. Ở Trung Quốc chỉ số PMI, theo khảo sát của công ty môi giới CLSA có trụ sở tại Hồng Công, đã tăng từ 44,8 điểm trong tháng 3 lên 50,1 điểm vào tháng 4. Đây là lần đầu tiên tính từ tháng 7/08 chỉ số được điều chỉnh theo mùa này vượt lên trên ngưỡng 50 điểm. Còn chỉ số PMI của Ấn Độ đã tăng lên 53,3 điểm, mức cao nhất trong 7 tháng qua.

Thêm vào đó, doanh thu bán nhà xây sẵn và chi tiêu xây dựng ở Mỹ đột ngột tăng trong tháng 3 - mức tăng đầu tiên kể từ tháng 9 năm ngoái. Bộ Thương mại Mỹ cho biết chi phí cho xây dựng trong tháng 3 tăng 0,3% và đây là mức tăng đầu tiên sau 5 tháng liên tục sụt giảm. Còn theo Hiệp hội các nhà kinh doanh Bất động sản Quốc gia, trong tháng 3, chỉ số nhà bán ra tăng 3,2%, mức tăng hàng tháng thứ 2 sau khi giảm xuống mức thấp kỷ lục trong tháng 1. Một quan chức cấp cao của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết suy thoái đang dịu bớt và tăng trưởng sẽ trở lại vào cuối năm nay.

Trong tuần qua, một số ngân hàng Mỹ đã phát đi những tín hiệu khả quan. Các ngân hàng lớn như Citigroup, JPMorgan Chase, Goldman Sachs và Wells Fargo đều báo cáo kết quả kinh doanh tốt đẹp hơn dự kiến. Mức lỗ chỉ 966 triệu USD của Citigroup trong quý 1 đã được xem là một thành công của ngân hàng này. Bên cạnh đó, lợi nhuận của JPMorgan, Goldman và Wells đều ở mức cao bất ngờ. Đây là một tin vui vì làn sóng khủng hoảng kinh tế đã làm khiến tổng cộng 50 ngân hàng Mỹ đóng cửa từ năm 2008 tới nay.

Tại châu Á, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) Haruhiko Kuroda dự đoán kinh tế khu vực sẽ "phục hồi nhẹ" trong năm 2010. Theo đó, tăng trưởng kinh tế của khu vực này có thể chỉ đạt 3,4% trong năm nay, song có thể tăng lên khoảng 6% trong năm 2010 và"đây là các dấu hiệu tích cực". Trong khi đó, đám mây mờ bao phủ nền kinh tế Trung Quốc cũng đang dần tan đi. Trong tháng 3, xuất khẩu của nước này đạt 90,3 tỉ USD, tăng 25 tỉ USD so với một tháng trước đó. Tổng kim ngạch thương mại Trung Quốc đạt 162 tỉ USD trong tháng 3, tăng 20 tỉ USD so với tháng 1-2009. Theo dự đoán, tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm nay dao động từ 5- 6,5%.

Trong khi đó, báo cáo của Ủy ban châu Âu cho rằng kinh tế châu Âu sẽ trở lại tăng trưởng khiêm tốn trong nửa cuối năm tới. Uỷ viên Tiền tệ và Kinh tế Liên minh châu Âu (EU), Joaquin Almunia, cho rằng kinh tế châu Âu đang chìm sâu vào suy thoái nhất kể từ sau Chiến tranh, nhưng những nỗ lực của chính phủ cũng như ngân hàng trung ương các nước sẽ hạn chế được đà đi xuống của nền kinh tế và đưa kinh tế khu vực phục hồi vào năm tới.

Như vậy là ít nhiều đã có những tin tốt lành về kinh tế thế giới. Tuy nhiên, nhiều người nhận định nền kinh tế toàn cầu vẫn còn khá u ám và có khả năng mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn. Bộ trưởng tài chính Mỹ tuyên bố: "Nếu lạc quan rằng kinh tế thế giới sắp đi lên là không đúng". Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản, ông Kaoru Yosano nói cho đến nay thời điểm phục hồi vẫn còn là một dấu hỏi.

Ngày 22-4 vừa qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính tổng thiệt hại của các tổ chức tài chính khắp thế giới do suy thoái có thể lên đến 4.054 tỉ USD, trong đó có 2.712 tỷ USD thiệt hại là do các tài sản nguồn gốc từ Mỹ rớt giá. Thiệt hại do các tài sản nguồn gốc từ châu Âu ước tính ở mức 1.193 tỷ USD và các tài sản nguồn gốc từ Nhật Bản là 149 tỷ USD.



VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông

Liên kết hữu ích