Tử hình 2 gian thương vụ lợn siêu nạc

15:05 28/11/2011

Ngày 26-11, Tòa án tỉnh Hồ Nam, miền trung Trung Quốc, đã tuyên án 113 người, trong đó có 77 viên chức nhà nước, trong một vụ án nuôi lợn bằng hóa chất bị phanh phui hồi tháng 3 vừa qua. Vụ án phản ánh tình trạng lạm dụng thuốc trong thức ăn gia súc để tăng hiệu quả kinh tế ở Trung Quốc đã đến mức báo động.
Ngày 26-11, Tòa án tỉnh Hồ Nam, miền trung Trung Quốc, đã tuyên án 113 người, trong đó có 77 viên chức nhà nước, trong một vụ án nuôi lợn bằng hóa chất bị phanh phui hồi tháng 3 vừa qua. Vụ án phản ánh tình trạng lạm dụng thuốc trong thức ăn gia súc để tăng hiệu quả kinh tế ở Trung Quốc đã đến mức báo động.

Thịt lợn siêu nạc hút mắt người tiêu dùng
Thịt lợn siêu nạc hút mắt người tiêu dùng

Ngày 26-11, Tòa án tỉnh Hồ Nam, miền trung Trung Quốc, đã tuyên án 113 người, trong đó có 77 viên chức nhà nước, trong một vụ án nuôi lợn bằng hóa chất bị phanh phui hồi tháng 3 vừa qua. Vụ án phản ánh tình trạng lạm dụng thuốc trong thức ăn gia súc để tăng hiệu quả kinh tế ở Trung Quốc đã đến mức báo động.

Sau khi nghị án, HĐXX tuyên phạt án tử hình đối với Lưu Tường, kẻ chủ mưu sản xuất, tiêu thụ chất clenbuterol (còn gọi là bột thịt nạc) dùng để trộn vào thức ăn của lợn để sản xuất thịt siêu nạc từ đầu năm 2007. Tuy nhiên gian thương này được hoãn thi hành án trong hai năm. Theo cáo trạng tại toà, cửa hàng của Lưu đã sản xuất chất clenbuterol có khả năng làm tiêu mỡ lợn nhanh và làm cho thịt nhiều nạc hơn. Y đã bị bắt tại thành phố Xiangyang của tỉnh vào ngày 25-3, mười ngày sau khi có quyết định truy tố. Một cộng sự của Lưu cũng bị kết án tử hình. Ước tính hai tên này đã bán hơn 2.700 kg hóa chất “bột thịt nạc” cho các nhà chăn nuôi thịt lợn ở 8 tỉnh, thu lợi hơn 6,4 triệu nhân dân tệ.

Liên quan đến vụ án, những viên chức nhà nước - gồm các thanh tra sức khỏe động vật và an toàn thực phẩm - cũng nhận án tù có thời hạn từ 3 đến 9 năm. Việc làm thiếu trách nhiệm của các viên chức trong lĩnh vực này thường để lại hậu quả rất nghiêm trọng. Điển hình như tại thành phố Tế Nguyên, tỉnh Hà Nam, hai nhân viên thuộc cơ quan quản lý chăn nuôi đã không tiến hành kiểm tra chất clenbuterol, dẫn đến việc thịt lợn bị nhiễm độc được đưa vào sử dụng tại các nhà máy chế biến thực phẩm, gây thiệt hại hơn 30 triệu nhân dân tệ (4,6 triệu USD). Cuối cùng, 36 chủ trang trại nuôi lợn có liên quan nhận bản án khoan dung hơn, từ quản chế cho đến một năm tù giam.

Theo các nhà khoa học, chất clenbuterol có tác dụng đẩy nhanh quá trình đốt cháy mỡ, tăng cường phát triển cơ bắp nhưng dùng quá liều sẽ khiến cơ thể mang bệnh và có thể dẫn đến tử vong. Hóa chất này bị chính phủ Trung Quốc cấm sử dụng nhưng nhiều cộng đồng nông thôn vẫn cho vào thức ăn gia súc để kiếm lời. Thậm chí, chất này còn xuất hiện trong các đĩa thịt rắn dày nạc ở miền nam Trung Quốc, đĩa thịt bò không gây mỡ ở vùng Tân Cương xa xôi hay thịt dê ở tỉnh Hồ Bắc. Ông Wen Peng, làm việc cho một tạp chí chăn nuôi, cho hay vẻ ngoài hấp dẫn của thịt lợn nuôi bằng clenbuterol đã khiến một số nhà bán lẻ thịt ở Trung Quốc đặt hàng thịt loại này từ những trang trại lợn.

Hiện chưa thống kê được chính xác lượng thịt nhiễm clenbuterol nhưng các nhà quan sát cho hay ít nhất ở vùng nông thôn Trung Quốc, hóa chất clenbuterol vẫn được dùng tràn lan và trở thành vấn đề nhức nhối. Ông Pan Chenjun - một nhà phân tích cấp cao trong ngành thực phẩm ở Bắc Kinh - nhận xét: “Thông tin về vấn đề này không được cung cấp nhiều nên người dân vẫn nghĩ không có vấn đề gì xảy ra. Tôi cho rằng nhiều người dân thành thị hay ăn thức ăn đường phố rất dễ nhiễm clenbuterol”.

VIỆT ANH (tổng hợp)


Từ khóa:
Bình luận của bạn về bài viết...

captcha

Bản tin Pháp luật

Video clip

Phóng sự ảnh

An toàn giao thông