Tối 18/12, tại Quảng trường Nhà hát thành phố, Sở Văn hoá và Thể thao tổ chức trao giải Cuộc thi Tuyên truyền lưu động thành phố Hải Phòng năm 2024. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 Năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chiều 20/2, tại Nhà hát thành phố, Hội đồng Nghệ thuật thành phố tổ chức thẩm định Vở cải lương “Hào kiệt với giang sơn”, chương trình Sân khấu truyền hình Hải Phòng số tháng 2/2024.
Sáng 19-2, Đoàn Kịch nói Hải Phòng tổ chức Lễ khai trương vở diễn “Macbeth” - tác phẩm văn học nước ngoài có tuổi thọ hơn 400 năm của đại văn hào Shakespeare được dàn dựng trên sân khấu kịch nói. Chương trình thuộc đề án sân khấu truyền hình Hải Phòng số tháng 3-2024. Tham dự chương trình khai trương vở diễn có đồng chí Trần Thị Hoàng Mai – Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, NSƯT Bùi Như Lai – Đạo diễn vở kịch, ekip sáng tạo vở diễn cùng tập thể nghệ sĩ, diễn viên Đoàn Kịch nói Hải Phòng.
Sáng 19/2, Thành đoàn tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Giáp Thìn năm 2024 và Khánh thành công trình thanh niên chuyển đổi số trong quảng bá di tích lịch sử - văn hoá trên địa bàn thành phố.
Tối 17-2 (tức mồng 8 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại Nhà Kèn (vườn hoa Nguyễn Du), CLB Đồng Đội (Trung tâm Văn hoá thành phố) biểu diễn nghệ thuật phục vụ công chúng thành phố. Chương trình thuộc Đề án tổ chức các hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật tại Nhà Kèn, vườn hoa Nguyễn Du giai đoạn 2023-2025.
Thực hiện kế hoạch “Sáng đèn Nhà hát thành phố” của Sở Văn hoá và Thể thao, tối 17-2, tại Nhà hát thành phố diễn ra chương trình biểu diễn nghệ thuật “Hải Phòng chào năm mới 2024”. Chương trình do Sở Văn hoá và Thể thao chỉ đạo Đoàn Ca múa Hải Phòng thực hiện. Chương trình thu hút đông đảo công chúng thành phố cùng du khách trong và ngoài nước.
Sáng 16-2 (tức ngày 7 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại đình làng Vĩnh Khê (xã An Đồng, huyện An Dương), UBND huyện An Dương tổ chức khai mạc Lễ hội “Vật cổ truyền làng Vĩnh Khê” xã An Đồng năm 2024- Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Tham dự chương trình có đồng chí Lê Anh Quân, Ủy viên BTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố; đại diện lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị, địa phương cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương tham dự.
Chủ tịch UBND thành phố vừa đồng ý chủ trương lựa chọn chủ đề Lễ hội Hoa Phượng đỏ - Hải Phòng năm 2024: “Hải Phòng – Bừng sáng miền Di sản”.
Tối 15-2 (tức mồng 6 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại Nhà Kèn (vườn hoa Nguyễn Du), Đoàn Ca múa Hải Phòng biểu diễn nghệ thuật phục vụ công chúng thành phố dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn. Chương trình thuộc Đề án tổ chức các hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật tại Nhà Kèn, vườn hoa Nguyễn Du giai đoạn 2023-2025.
Bảo tàng Hải Phòng phối hợp cùng UBND phường Hàng Kênh (quận Lê Chân) đã ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động trong Lễ dâng hương kỷ niệm 1080 năm Ngày hóa của Đức Vương Ngô Quyền (944 - 2024) tại Di tích đình Hàng Kênh (quận Lê Chân).
Sáng ngày 15/2/2024, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Cát Hải tổ chức Lễ ra quân đầu năm và phát động “Tết trồng cây nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Giáp Thìn 2024.
Trong những ngày Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, hàng nghìn người dân và du khách đến tham quan Khu di tích Bạch Đằng Giang ở thị trấn Minh Đức (huyện Thủy Nguyên).
Những ngày Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, hàng vạn người dân và du khách đã đi lễ đền Nghè, nơi thờ Nữ tướng Lê Chân để tưởng nhớ công lao khai thành của bà và chiêm ngưỡng nét kiến trúc độc đáo của ngôi đền.
Đúng vào những ngày cận kề của Xuân Giáp Thìn, chúng tôi có dịp ghé thăm gia đình chị Lưu Thị Vân (phường Hải Sơn, quận Đồ Sơn) khi chị đang tất bật với nhiệm vụ gói bánh chưng cho cả hai bên nội ngoại. Chị chia sẻ, bánh chưng xanh ngày Tết thì cả nước gói. Nhưng bánh chưng Đồ Sơn thì có những yêu cầu rất khắt khe, âu cũng là đặc điểm riêng của vùng miền. Dù không đặt ra quy ước, quy chuẩn nào cụ thể nhưng bánh phải đạt yêu cầu thơm ngon, đẹp. Như lời chị Vân, “nguyên tắc” đầu tiên là phải cẩn thận ngay từ khâu chọn thịt lợn, gạo nếp, đậu xanh đến lá gói bánh.
Từ xa xưa, tục xin chữ, cho chữ không chỉ thể hiện truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của các thế hệ học trò mà còn là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam vào những ngày Tết đến, Xuân về.
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết