HĐND tỉnh Hải Dương vừa thông qua Nghị quyết Quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Quy định sẽ có hiệu lực từ ngày 24/11.
“Vi diệu pháp hành thiền” được sáng lập bởi Narada Mahathera (1898- 1983), có trụ sở chính đặt tại số 4315S Holly Street- Seattle- WA 98118-Hoa Kỳ, là tôn giáo được công nhận ở nhiều quốc gia như: Mỹ, Canada, Úc... với khoảng 80 thiền đường đặt ở các quốc gia khác nhau.
Tháng 9, song song với việc đẩy mạnh công tác đấu tranh trấn áp các loại tội phạm và cao điểm cấp CCCD gắn chíp điện tử, làm sạch dữ liệu dân cư theo chỉ đạo của Bộ Công an và CATP, CAQ Kiến An đã chú trọng siết chặt công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Xác định công tác cải cách hành chính (CCHC) gắn với chuyển đổi số là nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng, ngay từ đầu năm 2022, huyện Kiến Thụy đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện chương trình CCHC gắn với chuyển đổi số đồng bộ, hiệu quả ở tất cả các cấp, ngành.
Chiều 4-10, Tại Trung tâm Hội nghị thành phố, Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan tổ chức gặp gỡ ban tổ chức và các thí sinh vòng chung kết toàn quốc giải Sao Mai 2022.
Nếu như Điều 44, Chương III, Luật số 14/2017/QH14, ngày 20-6-2017, về Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, quy định rõ việc vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp thì Điều 45, Luật này quy định chi tiết trách nhiệm của tổ chức, doanh nghiệp nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng vật liệu nổ công nghiệp cụ thể như sau:
Từ đầu năm đến nay, tình hình KT-XH trên địa bàn quận Kiến An được duy trì, phát triển ổn định. Giá trị sản xuất công nghiệp do quận quản lý ước thực hiện 512,486 tỷ đồng, đạt 77,85% kế hoạch, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2021.
Nhân kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam và 12 năm ngày Phụ nữ Việt Nam (20-10), sáng 4-10, Hội LHPN thành phố - cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Đề án thành phố tổ chức Hội thảo “Chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất giải pháp giám sát, hỗ trợ các nhóm trẻ độc lập tư thục tham gia Đề án”. Tham dự Hội thảo có các thành viên Ban chỉ đạo Đề án 404 thành phố; đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố, Ban Dân vận, Ban Tuyên Giáo Thành ủy, Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố; Ban Thường vụ Hội LHPN thành phố, lãnh đạo Hội LHPN, Phòng Giáo dục và Đào tạo 12 quận, huyện; các địa phương tham gia Đề án 404 thành phố cùng 30 chủ nhóm trẻ độc lập tư thục đang tham gia Đề án.
Thời gian qua, các chương trình, hoạt động đồng hành với thanh niên rèn luyện và phát triển kỹ năng trong cuộc sống, nâng cao thể chất, đời sống văn hóa tinh thần cho thanh niên được các cấp bộ Đoàn trên địa bàn thành phố chú trọng triển khai thông qua các hoạt động trang bị kỹ năng thực hành xã hội, phòng chống các tệ nạn xã hội cho đoàn viên thanh niên.
Mặc dù các chỉ tiêu kinh tế của Hải Phòng 9 tháng qua tiếp tục tăng trưởng nhưng đã xuất hiện một số dấu hiệu chững lại. Đây được coi là những “khoảng lặng” trong bối cảnh có rất nhiều yếu tố tác động. Tuy nhiên, Hải Phòng đang rất bình tĩnh, tự tin, vững vàng để vượt qua, chuẩn bị sẵn sàng để lấy lại đà tăng trưởng cao trong những năm tới.
Sáng 3-10, Cụm cơ quan doanh nghiệp PCCC Khu công nghiệp Đồ Sơn tổ chức tổng kết 5 năm hoạt động Cụm và Hội thao kỹ thuật chữa cháy năm 2022.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) 10 năm (2021-2030) đã xác định: "Phát triển mạnh thị trường khoa học, công nghệ (KHCN) gắn với xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia trong lĩnh vực, đồng thời kết nối có hiệu quả các sàn giao dịch công nghệ quốc gia với các trung tâm ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ ở các địa phương. Phát triển mạnh mạng lưới các tổ chức dịch vu trung gian môi giới, đánh giá chuyển giao công nghệ…". Tuy nhiên, trước nhu cầu phát triển và so với một số thị trường khác, thị trường KHCN của nước ta hiện còn chậm, nhiều vướng mắc, chưa thực sự gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng với nhu cầu sản xuất, kinh doanh…
Kỳ 2: Phát huy vai trò động lực phát triển của cả nước Với việc tổng kết nghị quyết 54, Ban Kinh tế Trung ương và các địa phương cùng thống nhất quan điểm và quyết tâm xây dựng Vùng đồng bằng sông Hồng trở thành động lực phát triển của cả nước. Tuy nhiên, trước mắt còn nhiều khó khăn, thách thức, nhiều rào cản cần phải tháo gỡ và việc đề nghị Bộ Chính trị ban hành nghị quyết mới về phát triển vùng được coi là giải pháp căn cơ, đột phá để Vùng đồng bằng sông Hồng đạt được những mục tiêu đề ra.
Tại Hải Phòng, Ban Kinh tế Trung ương vừa tổng kết thực hiện nghị quyết số 54 ngày 14-9-2005 và Kết uận số 13 ngày 28-10-2011 của Bộ Chính trị khóa 9 về phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm quốc phòng an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. Đây là dịp để Trung ương và các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng cùng nhìn nhận, đánh giá kết quả sau 17 năm thực hiện nghị quyết 54. Đồng thời cùng bàn bạc, định hướng và đề ra các giải pháp để liên kết, phát triển vùng trong giai đoạn mới với mục tiêu đưa vùng đồng bằng sông Hồng phát triển nhanh, bền vững, hiện đại, văn minh.
Thực hiện các chủ trương, định hướng từ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội của Trung ương và thành phố, Hải Phòng rất quyết liệt, khẩn trương để chuyển hóa nguồn vốn vào các dự án an sinh xã hội. Tại kỳ họp thứ 7 (chuyên đề) của HĐND thành phố khóa 16 tổ chức cuối tháng 8, một số dự án đã được thông qua chủ trương đầu tư. Đây là cách làm hiệu quả của Hải Phòng để nhanh chóng đưa các nguồn vốn vào các công trình, dự án, phục vụ nhiệm vụ phục hồi và phát triển kinh tế xã hội thành phố.