Tối 18/12, tại Quảng trường Nhà hát thành phố, Sở Văn hoá và Thể thao tổ chức trao giải Cuộc thi Tuyên truyền lưu động thành phố Hải Phòng năm 2024. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 Năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
Chiều 15-11, tại Nhà hát thành phố, Hội đồng nghệ thuật thành phố thẩm định vở kịch nói “Khúc vĩ cầm đỏ”- đây là tác phẩm thuộc Đề án Sân khấu truyền hình Hải Phòng 2021, do Sở Văn hóa và Thể thao chỉ đạo Đoàn Kịch nói Hải Phòng thực hiện.
Ngày 14-11, tại Nhà khách Bộ tư lệnh Hải Quân, Hội Nhà văn Hải Phòng tổ chức chương trình bàn tròn văn chương tháng 11- 2021 với chủ đề “Tọa đàm thơ Bùi Thu Hằng”. Tới dự có Lãnh đạo Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hải Phòng, Hội Nhà văn, Hội Sân khấu…
Tham dự liên hoan Kịch nói toàn quốc 2021 đang diễn ra từ 5 -16/11, Nhà hát Công an nhân dân đem đến hai vở kịch đặc sắc là “Trái tim thành phố” và “Con đò của mẹ”. Là đơn vị nghệ thuật của ngành Công an, Nhà hát Công an nhân dân trong những năm vừa qua vẫn luôn nỗ lực thực hiện nhiệm vụ chính trị quan trọng trong công tác văn hóa nghệ thuật. Phóng viên Chuyên đề An ninh Hải Phòng có cuộc phỏng vấn Thượng tá, NSND Nguyễn Thị Thúy Hiền, Giám đốc Nhà hát Công an nhân dân về câu chuyện bên lề hai vở diễn tham dự liên hoan kịch nói toàn quốc năm nay.
“Đất nước ta đang từng bước khôi phục để đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới. Thời gian qua, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) nói chung và các văn nghệ sĩ nói riêng đã luôn nỗ lực vượt khó để chung tay tạo nên những “liều vắc xin tinh thần”, cùng nhân dân cả nước vượt qua khó khăn. Liên hoan Kịch nói toàn quốc 2021 cũng chính là một hoạt động biểu thị mong muốn vực dậy nền sân khấu sau Covid-19”… Những lời chia sẻ tâm huyết của Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông tại Lễ khai mạc đã cho thấy sự ghi nhận của lãnh đạo Đảng và Nhà nước đối với những cố gắng không mệt mỏi của giới nghệ sĩ sân khấu khi luôn đặt mình vào vị trí xung kích trên mặt trận văn hóa nghệ thuật.
Chiều 9-11, Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hải Phòng tổ chức tổng kết trại sáng tác về đề tài thiếu nhi. Với sự tham gia của 30 tác giả ở các hội chuyên ngành trực thuộc Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hải Phòng.
Là một doanh nhân thành đạt, ông Trần Đình Thăng-Giám đốc Công ty TNHH Nhật Việt, Chủ thương hiệu giầy dép Vento Việt Nam còn là Nhà nghiên cứu và sưu tập cổ vật. Với tình yêu thành phố Hải Phòng quê hương, ông đã đặt tên cho một trong những bộ sưu tập của mình là “Sưu tập cổ vật An Biên”. Sắp tới, nhân dịp ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23-11), bộ sưu tập trên sẽ được trưng bày, giới thiệu tới đông đảo những người yêu thích cổ ngoạn tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam…
Liên hoan kịch nói toàn quốc 2021 là sự kiện văn hóa nghệ thuật có quy mô lớn. Nhà hát Công an nhân dân tham dự Liên hoan với 2 vở diễn. Tại Lễ khai mạc Liên hoan, Phóng viên Chuyên đề An ninh Hải Phòng có cuộc phỏng vấn nhanh Thiếu tướng, NSND Nguyễn Công Bẩy- Phó Cục trưởng Cục Công tác đảng và Công tác chính trị, Bộ Công an xung quanh sự kiện này.
Tối 5-11, tại Nhà hát Tháng Tám thành phố diễn ra Lễ khai mạc Liên hoan kịch nói toàn quốc 2021. Dự Lễ khai mạc có các đồng chí: Trần Lưu Quang - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đoàn Đại biểu Quốc hội tại thành phố Hải Phòng; PGS.TS Tạ Quang Đông - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Liên hoan Kịch nói toàn quốc năm 2021; Nguyễn Văn Tùng – Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố; Phạm Văn Lập – Ủy viên Ban thường vụ Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố; các đồng chí lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố, các Sở, ngành, đơn vị liên quan; cùng đại diện 14 Đoàn nghệ thuật tham dự Liên hoan.
Liên hoan Kịch nói toàn quốc 2021 diễn ra tại Hải Phòng là sự kiện văn hóa lớn do Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hoá và Thể thao thành phố và các đơn vị liên quan tổ chức. Tối nay, 5-11-2021, diễn ra lễ khai mạc Liên hoan. Phóng viên Chuyên đề An ninh Hải Phòng có cuộc phỏng vấn bà Trần Thị Hoàng Mai, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao xung quanh sự kiện này.
Nghệ thuật biểu diễn là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch. Trong bối cảnh nhiều đơn vị nghệ thuật, nghệ sĩ không thể ra mắt công chúng những tác phẩm nghệ thuật theo cách thức truyền thống, việc tổ chức các chương trình nghệ thuật online đã tạo ra hiệu ứng “vắc xin tinh thần”, làm phong phú đời sống tinh thần, dịu bớt căng thẳng tâm lý của người dân. Các nghệ sĩ, diễn viên trong các đoàn nghệ thuật thành phố đang tích cực, nỗ lực thích ứng để phát huy đóng góp vào kết quả chung đó của cả nước.
Chiều 26-10, tại Nhà hát lớn thành phố, Hội đồng nghệ thuật thành phố thẩm định vở diễn “Lời thề”- Chương trình nằm trong Đề án sân khấu truyền hình Hải Phòng do Đoàn Nghệ thuật Múa rối Hải Phòng dàn dựng và biểu diễn dưới sự chỉ đạo của Sở Văn hóa và Thể thao, dự kiến sẽ được phát sóng vào tối 30-10 tới.
Mới đây, tại cuộc làm việc giữa UBND thành phố Hải Phòng và UBND tỉnh Quảng Ninh về triển khai thực hiện một số chương trình phối hợp giữa hai địa phương, sau khi trao đổi các nội dung, hai bên thống nhất sẽ mở các tour du lịch khép kín, trao đổi khách trong nội vùng Hải Phòng – Quảng Ninh từ tháng 11-2021
Sáng 18-10, Quận uỷ Đồ Sơn long trọng tổ chức gặp mặt kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản Đồ Sơn (20-10-1946- 20-10-2021). Dự gặp mặt có đồng chí Đào Khánh Hà, Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành uỷ; đại diện lãnh đạo các Ban Thành uỷ; các Mẹ Việt Nam Anh hùng, bậc lão thành cách mạng; nguyên lãnh đạo quận Đồ Sơn qua các thời kỳ.
Hải Phòng là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, với nhiều di sản văn hóa phi vật thể phong phú và đặc sắc, trong đó “Lễ hội Minh Thề” một lễ hội truyền thống, di sản văn hoá cấp quốc gia đã có từ lâu đời. Đoàn Nghệ thuật Múa rối Hải Phòng đang thực hiện vở rồi” Lời Thề” dưới sự chỉ đạo của Sở Văn hóa và Thể thao góp phần đưa di sản vào cuộc sống.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, ngành Du lịch trực tiếp là lực lượng lao động đang chịu những tác động nặng nề. Lượng khách sụt giảm, các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú lâm vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn buộc phải cho nhân viên nghỉ việc, người lao động phải chuyển sang làm công việc khác để duy trì cuộc sống. Điều này chắc chắn sẽ tạo ra một khoảng trống lớn về nhân lực trong phục hồi du lịch sau dịch, đòi hỏi cần phải có những chủ trương, biện pháp cấp bách trong trạng thái “bình thường mới”.
Chuyên mục Luật Quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT năm 2024: Quy định về sử dụng vật liệu nổ công nghiệp
Phấn đấu ngày 15/9 hoàn thành cấp điện cho 100% huyện đảo Cát Hải
Công an Hải Phòng xuống đường bảo đảm TTATGT, giúp dân tránh trú an toàn ngay giữa tâm bão
Tạo khí thế tấn công trấn áp tội phạm ngay từ những ngày đầu ra quân đợt cao điểm
Phát hiện, xử lý 10 trường hợp vi phạm nồng độ cồn trên địa bàn huyện Thuỷ Nguyên trưa 18/12
CATP Hải Phòng ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, giữ bình yên cho Nhân dân vui xuân, đón Tết