Tiết trời vào thu se lạnh. Như thường lệ, buổi sáng với chúng tôi bắt đầu bằng những chồng văn bản cao bằng cả gang tay xếp trên bàn. Dưới đôi “mục kỉnh” đang tăng dần độ dày, ai cũng nở nụ cười đầy năng lượng khởi động cho một ngày làm việc hiệu quả. Và đó cũng là một cảm xúc thường thấy của mỗi cán bộ pháp chế và quản lý khoa học CATP Cảng.
Chúng tôi đi qua những con đường nhỏ, len giữa những ngõ ngách chật hẹp và thấy hiện ra giữa xóm phố bình yên những ngôi nhà mới còn thơm mùi vôi vữa, nhỏ thôi nhưng thật xinh đẹp và ấm áp. Ở đó, có những người dânnghèo mà nụ cười thắm trên môi, đón chúng tôi bằng câu chào cửa miệng: “Tết này tôi có nhà mới!”.
Sau nhiều lần lỡ hẹn, vào ngày cuối năm 2011, chúng tôi theo chân đoàn công tác Bộ chỉ huy BĐBP TP Hải Phòng ra thăm CBCS Đồn biên phòng 58 đóng trên huyện đảo Bạch Long Vỹ. Trong tiết trời se lạnh, giữa biển khơi mênh mông sóng vỗ, trên đảo tiền tiêu của Tổ quốc, một mùa xuân mới đang về…
Giang Khẩu vốn thanh bình là vậy, ấy thế mà mấy năm trở lại đây thông tin trong thôn xuất hiện một “thần y” có biệt tài chữa bệnh tâm thần khiến nườm nượp con bệnh và người dân hiếu kỳ kéo tới xem gây mất ANTT.
Báo chí là tấm gương phản chiếu cuộc sống. Để có những tin bài hấp dẫn bạn đọc, phản ánh chân thực, khách quan cuộc sống một cách sinh động nhất, có độ tin cậy cao nhất, một trong những tác nghiệp quan trọng nhất của phóng viên là phải đi cơ sở. Hiểu nôm na thì cơ sở là nơi cung cấp các nguyên liệu thô cho nhà báo “chế biến” thành tin bài.
Người Hải Phòng có mặt ở Sài Gòn tự bao giờ? Dù là 10 năm, 100 năm hoặc lâu hơn nữa, thì họ vẫn vậy, cái bản tính “ăn sóng nói gió” của họ vẫn làm nên một phong cách riêng giữa thành phố mang tên Bác…
Không hiểu tại sao tôi như bị “thôi miên” bởi những câu chuyện “nợ đời” với dân của thiếu tá Bùi Hồng Phong, CSKV CA phường Hàng Kênh, hay đại úy Nguyễn Minh Trí, CSKV CA phường Hồ Nam. Nhiều CSKV CA quận Lê Chân nữa mà tôi gặp họ tâm tình không ngoài ý nghĩ vì nhân dân phục vụ. Họ đều nói, làm chiến sĩ công an không “nợ dân” mới là chuyện lạ.
Trong tiết sớm mai se se lạnh, đúng 6h45 phút ngày 4-4 con tàu ANEK chở khách của Hy Lạp đưa 1.015 lao động Việt Nam cuối cùng từ Libya cập cảng Cái Lân, Quảng Ninh. Trong niềm vui vỡ òa được nhìn lại bóng dáng quê hương sau hơn một tháng lênh đênh trên biển. Mỗi người một tâm trạng, mỗi người một nỗi niềm, tựu chung ai cũng đều cảm động trước ân tình của người thân, cộng đồng nơi xứ sở Việt.
Trào lưu cầm cố xe, đã từng đánh bạc ở đâu và nợ bao nhiêu củ (1 củ = 1 triệu đồng) cả những tệp dày những tíc-kê đề (không trúng) là những vấn đề “nóng” được đám thanh niên quê tôi đem ra bàn luận mà so bề cao thấp với nhau.
Cảnh sát hình sự hay gọi thân thiện hơn “lính hình sự” có lẽ đã quen thuộc với mọi người. Ai từng theo dõi những tập phim trên truyền hình sẽhình dung ra một phần công việc của họ. Nhưng đó chỉ là một phần thôi, chứ điều tra, phá án của lính hình sự còn muôn màu muôn sắc lắm. Đối diện với đó hẳn gian khổ nguy hiểm và không ít hy sinh. Chuyện lính hìnhsự công an thành phố đánh án khó mà kể hết.
Với 58 tuổi đời nhưng có tới 35 năm ông làm nghề tắm xác cho người chết (hay còn gọi là bốc mộ). Trong gia đình không chỉ một mình ông hành nghề mà cả vợ và 3 con trai ông đều thành thạo công việc này. Đó là gia đình ông Nguyễn Nếm, ở phường Đằng Lâm, quận Hải An...
Bàn tay cần mẫn, đôi mắt như dán vào từng bình gốm mộc với những nét vẽ hoa văn điêu luyện. Nếu không tận mắt “mục sở thị”, ít ai ngờ rằng những “nghệ nhân” lành nghề này lại là những học viên đang trong giờ lao động tại xưởng gốm của Trung tâm giáo dục - lao động xã hội Hải Phòng (xã Gia Minh, Thủy Nguyên).
Hơn nửa tháng sau ngày bất ổn bắt đầu xảy ra ở Libya, đến nay toàn bộ hơn 10.000 lao động Việt Nam đã rời khỏi đất nước Bắc Phi này. Cũng giống như hàng nghìn lao động Việt Nam khác được trở về nhà an toàn, trong sự vui mừng của người thân, hàng chục lao động Hải Phòng tại Lybia phải trải qua những tháng ngày bàng hoàng, bơ vơ, thậm chí có những lúc đã nghĩ đến… cái chết.
Chiều mùa xuân, không gian mờ mịt như tấm voan khổng lồ trắng đục thấm đẫm nước, vẩy ra muôn vàn bụi mưa li ti, táp vào mặt người cùng những cơn gió mùa muộn mằn. Nhóm phóng viên chúng tôi cùng đoàn công tác của thành phố do Ủy viên TW Đảng, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Thành dẫn đầu đến vườn quốc gia Cát Bà đúng vào dịp 8-3.
Khối u mà ông Duyên và mọi người trong nhà cho rằnglà cục thịt thừa chẳng làm ông đau đớn gì. Ban đầu thì nó nổi phồng lên. Sau đó cứ lớn dần bằng nắm đấm, rồi bằng quả cam, lớn hơn bằng quả bưởi…
Mỗi năm trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã xảy ra rất nhiều câu chuyện đau lòng bởi cái chết chóng vánh của nhiều nạn nhân lá ngón và nỗi buồn đột ngột mất đi người thân của các gia đình. Trên thực tế có nhiều lý do để tử tự bằng lá ngón, nhưng đa số nạn nhân là những người trẻ tuổi, lao động chính trong gia đình…
Người điều khiển phương tiện chấp hành nghiêm đèn tín hiệu khi áp dụng tăng mức xử phạt giao thông
Nâng cao khả năng xử lý tình huống cháy, nổ tại trụ sở Công an quận Dương Kinh